27/04/2018, 15:42

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo 2) SBT Ngữ Văn 9 tập 1

Giải câu 1, 2 trang 93, 94 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Cho biết phép tu từ từ vựng nào đã được sử dụng trong câu ca dao được trích sau đây : "Lỗ mũi mười tám gánh lông, / Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho." ...

Giải câu 1, 2 trang 93, 94 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Cho biết phép tu từ từ vựng nào đã được sử dụng trong câu ca dao được trích sau đây : "Lỗ mũi mười tám gánh lông, / Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho."

I - TỪ TƯỢNG THANH VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH

1.  Bài tập 2, trang 146, SGK.

   Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh.

Trả lời:

   Có những tên loài vật là từ tượng thanh như : mèo, tắc kè,... Em hãy dựa vào mẫu để tìm thêm những từ tương tự.

2.  Bài tập 3, trang 146 - 147, SGK.

   Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích sau :

   Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.

(Tô Hoài)

Trả lời:

   Trong đoạn trích có bốn từ tượng hình (xét về phương diện cấu tạo, đều là từ láy).

3.  Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của chúng :

   Ba chiếc tàu bay của giặc Pháp bay vút qua bên trên khu rừng chúng tôi đang lấy mật. Chúng bay rất thấp, là là trên ngọn cây, khi tôi vừa kịp nghe thì chúng đã tới rồi. Ba con "cồng cộc" đen sì ấy vòng ra bờ sông, lượn trơ lại, đảo mấy bận như vậy rồi bỗng nhiên nối nhau bay đi mất. Một hồi lâu, lại nghe tiếng động cơ, và từ trên những chòm mây thật cao, chúng thình lình xuất hiện ra, đâm bổ xuống. Lửa chớp chớp. Súng liên thanh nã đạn xuống rừng nghe inh tai nhức óc. Rồi hàng loạt bom nổ ầm ầm, chuyển động cả một vùng rừng ban nãy còn lặng phắc như tờ. Đất dưới chân tôi rung rinh như chực sụp xuống.

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Trả lời:

   HS cần nắm vững kiến thức về từ tượng hình, tượng thanh để tìm đúng các từ này trong đoạn trích.

   Các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn trích góp phần miêu tả một cách sinh động cảnh tượng máy bay giặc Pháp bắn phá khu rừng, khiến người đọc có cảm giác như đang được tận tai nghe, tận mắt chứng kiến cảnh tượng ấy.

II - MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG

1.  Bài tập 2, trang 147, SGK.

   Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du) :

   a)

Thà rằng liều một thân con,

Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.

   b) 

Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

   c) 

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

   d) 

Gác kinh viện sách đôi nơi,

Trong gang tấc lại gấp mười quan san.

   e) 

Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Trả lời:

   Trong những câu thơ đã nêu ở bài tập, có những phép tu từ từ vựng sau được sử dụng : so sánh, ẩn dụ, chơi chữ, nói quá. Em cần xác định phép tu từ cụ thể được đùng trong từng trường hợp và phân tích giá trị nghệ thuật độc đáo của nó.

2.  Bài tập 3, trang 147 - 148, SGK.

   Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu (đoạn) sau :

   a)

       Còn trời còn nước còn non,

       Còn cô bán rượu anh còn say sưa.

(Ca dao)

   b)

           Gươm mài đá, đá mài núi cũng mìn,

         Voi uốn nước, nước sông phải cạn.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)


   c)

         Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

       Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

            Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)


   d)

          Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

          Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)


   e)

       Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

          Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm,

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Trả lời:

   Trong những câu (đoạn) đã nêu ở bài tập, có những phép tu từ từ vựng sau được sử dụng : nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá. Em cần xác định phép tu từ cụ thể được dùng trong từng trường hợp và phân tích giá trị nghệ thuật độc đáo của nó.

3.  Phân tích phép tu từ nổi bật được dùng trong những đoạn trích sau :

   a)

Đau lòng kẻ ở người đi,

Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

   b)

   Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

            Thành công, thành công, đại thành công.

(Hồ Chí Minh)

   c) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.

    Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắngxoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

   d) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích, về chiều, sương mù toả biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời ru ngủ muôn đời thần thoại.

(Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì)

Trả lời:

   Trong những đoạn trích đã nêu ở bài tập, có những phép tu từ từ vựng sau được sử dụng : so sánh, điệp ngữ, nói quá. Em cần xác định phép tu từ cụ thể được dùng trong từng trường hợp và phân tích giá trị nghệ thuật của nó.

4. Cho biết phép tu từ từ vựng nào đã được sử dụng trong câu ca dao được trích sau đây :

Lỗ mũi mười tám gánh lông,

Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.


Trả lời:

   Để giải bài tập này, HS thử đặt câu hỏi : "Có thể có ai đó có mười tám gánh lông mũi không ?”.

Sachbaitap.com

0