Soạn bài Bản tin SBT Ngữ văn lớp 11 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 trang 113 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 1. Lựa chọn những sự kiện có thể viết bản tin: ...
Giải câu 1, 2, 3 trang 113 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 1. Lựa chọn những sự kiện có thể viết bản tin:
1. Bài tập 1, trang 163, SGK.
Lựa chọn những sự kiện có thể viết bản tin:
A - Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh (thành phố) vừa kết thúc thắng lợi
B - Toàn trường đang sôi nổi khẩn trương chuẩn bị cho Hội khoẻ Phù Đổng
c - Gia đình một bạn trong lớp vừa ăn mừng nhà mới
D - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường vừa làm được một việc có ý nghĩa : đóng góp và lấy chữ kí ủng hộ vụ nạn nhân chất độc da cam kiện các công ti hoá chất của Mĩ
E - Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư
Trả lời:
Bản tin là một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
- Sự kiện : “Gia đình một bạn trong lớp vừa ăn mừng nhà mới” không phải là sự kiện có ý nghĩa trong đời sống xã hội, vì thế, không thể khai thác để viết bản tin.
- Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư diễn ra vào năm 1994{1), vì thế “Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư” từ lâu đã không phải là sự kiện thời sự, do đó, cũng không thể viết tin.
- Các sự kiện còn lại đều là những sự kiện có ý nghĩa và đều được coi là có tính thông tin thời sự (thể hiện ở các chữ: vừa, đang), nên có thể viết bản tin.
2. Sắp xếp các bản tin dưới đây theo các loại : tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp. Nhận xét vệ cách đặt tên, cách mở đầu và cách triển khai thông tin chi tiết của các bản tin đó.
a) Phiên họp thứ 47 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội : Người lao động được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương
Ngày 7 -3 - 2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Đặc xá và về việc người lao động được nghỉ thêm ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Công an - thừa uỷ quyền của Chính phủ trình bày về dự án Luật Đặc xá. Theo đó việc ban hành luật này là cần thiết vì đặc xá thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam và phù hợp với chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội đã ăn năn, hối cải. Trong khi đó, đặc xá vẫn chưa được quy định một cách đầy đủ, cụ thể và có hệ thống trong pháp luật của nước ta, vì vậy, còn gây ra những khó khăn trong việc xem xét, giải quyết đặc xá, nhất là trước yêu cầu cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đã nhất trí cao về sự cần thiết phải ban hành Luật Đặc xá. Tuy nhiên, thường trực Uỷ ban Pháp luật còn nhận thấy khái niệm đặc xá trong dự luật còn chưa rõ, chưa phân biệt được các chế định đặc xá, đại xá, ân giảm hình phạt tử hình, giảm thời gian chấp hành hình phạt tù, miễn chấp hành hình phạt tù.
Về vấn đề thành lập hội đồng tư vấn đặc xá cấp tỉnh, có hai nhóm ý kiến ngược nhau. Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp thu và nghiên cứu thêm những ý kiến xoay quanh các nhóm vấn đề : thời điểm đặc xá ; tiêu chuẩn đặc xá ; có hay không việc thành lập hội đồng tư vấn đặc xá cấp tỉnh. Đặc biệt, cơ quan soạn thảo cần bổ sung điều khoản quy định cơ chế giám sát của Hội đồng Nhân dân, các cơ quan của Quốc hội đối với việc thực hiện đặc xá trong Luật Đặc xá, nhằm minh bạch hơn các tiêu chuẩn được đặc xá, hạn chế những hành vi tiêu cực có thể xảy ra.
Đối với việc cho người lao động nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương, tờ trình của Chính phủ nêu rõ: Ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã in sâu trong tình cảm, truyền thống dân tộc, văn hoá và tâm linh của người dân Việt Nam. Người Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị,... đều nhớ đến ngày 10 -3 âm lịch như ngày Quốc giỗ.
Hơn nữa, số ngày nghỉ có hưởng lương trong năm của chúng ta còn thấp so với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc quy định nghỉ thêm một ngày Giỗ tổ Hùng Vương sẽ được đông đảo người lao động ủng hộ, tạo tâm lí phấn khởi, hăng hái tham gia lao động sản xuất. Việc được nghỉ và công nhận ngày Giỗ tổ Hùng Vương sẽ góp phần giáo dục truyền thống, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập họp các tầng lóp nhân dân cả nước hướng về cội nguồn, tri ân công đức tổ tiên... Hơn thế nữa, việc được nghỉ thêm một ngày sẽ thúc đẩy các hoạt động dịch vụ, du lịch phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Thường trực Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ về việc được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Tuy nhiên, về tên gọi của ngày nghỉ tồn tại hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị lấy theo tên gọi được quy định trong sắc lệnh số22 CNV/CC ngày 18-2 -1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Ngày Hùng Vương”. Loại ý kiến thứ hai đề nghị tên gọi là “Ngày Giỗ tổ Hùng Vương" theo Nghị quyết số 11 - NQ/TW ngày 26 - 7 -1999 của Bộ Chính trị. Thảo luận về vấn đề này, đa số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội đều nhất trí đề nghị trình ra Quốc hội kì họp tới sứa đổi bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động về việc cho người lao động được nghỉ hưởng lương ngày Giỗ tổ Hùng Vương vào 10-3 âm lịch hằng năm.
(Theo báo Lao động, ngày 8 - 3 - 2007)
b) Hai học sinh dũng cảm cứu bạn khỏi chết đuối
Chiều 8-3, Phòng Giáo dục huyện Tương Dương (Nghệ An) vừa biểu dương khen thưởng hai học sinh Cụt Văn Thông (lóp 11M, Trường Dân tộc nội trú Tương Dương I) và Lô Văn May (lớp 9A, Trường THCS Lượng Minh) đã dũng cảm cứu một nữ sinh khỏi chết đuối.
Trước đó, chiều 5-3, tại khu vực bến sông Lam (khối Hoà Tân, thị trấn Hoà Bình, huyện Tương Dương), em Lô Thị Vị (lóp 11K, Trường Dân tộc nội trú Tương Dương I) bơi qua sông Lam hái rau để cải thiện bữa ăn, lúc mang rau bơi trở về ra giữa sông thì bị đuối sức. Nghe tiếng Vị kêu cứu giữa dòng sông; Cụt Văn Thông và Lô Văn May không sợ hiểm nguy, lao ra dòng sông Lam đang chảy xiết kịp thời cứu bạn.
(Theo báo Người lao động, ngày 9 - 3 - 2007)
c) Theo truyền thống, vào những ngày đầu năm mới Xuân Đinh Hợi 2007, đông đảo nhân dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế đã đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám tham quan, vãn cảnh và tham gia các trò chơi truyền thống như: thi đấu cờ tướng, cờ người, xem múa rối nước và đặc biệt hơn cả là xin chữ đầu xuân.
(Báo điện tử Tienphongonline, ngày 9 - 3 - 2007)
d) Đô thị Việt Nam: Khí thải độc hại vượt xa mức cho phép
Tất cả các loại khí thài độc hại ở các đô thị Việt Nam đều đã quá mức tiêu chuẩn cho phép rất nhiều.
Thiệt hại từ 0,3 - 0,6% GDP
Ông Mai-cơn Uôn-sơ thuộc Hội đồng quốc tế về giao thông sạch (ICCT) Hoa Kì đưa ra thông tin giật mình : Mức độ ô nhiễm bụi khói một số điểm ở Hà Nội qua đo thực tế đã gần bầng mức độ ô nhiễm khói lẫn trong sương mù năm 1952 ở Luân Đôn làm hàng nghìn người tử vong. Ông Lê Anh Tú - Cục Đăng kiểm Việt Nam - củng cho thấy các loại khí độc hại như HC, co, S02, C02>... trong không khí tại các đô thị Việt Nam đều vượt, thậm chí gấp hơn hai lần tiêu chuẩn cho phép, ở những khu vực mật độ giao thông cao. Cũng theo tính toán của Viện Y tế lao động, Hà Nội bị tổn thất mỗi ngày 1 tỉ đồng do ô nhiễm không khí.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do lượng khí phát thải từ mô tô xe máy hiện đang bị thả nổi không kiểm soát được. Mức thiệt hại về kinh tế do khí thải xe máy được các nhà nghiên cứu đưa ra là hơn 50 triệu USD/nảm tại Thành phố Hồ Chí Minh và hon 20 triệu USD/năm tại Hà Nội. Đáng ngại là mức thiệt hại ngày càng tăng, chiếm từ 0,3 - 0,6% GDP của mỗi thành phố. Trong khi đó, lượng xe máy lại không ngừng tăng, năm 2006 đã lên tới con số 18 triệu xe.
Không thể chần chừ
Các quốc gia như Ản Độ, Thái Lan,... là những nước có nhiều xe mô tô, xe gắn máy đều thực hiện việc kiểm soát khí thải xe máy. Mặc dù mỗi quốc gia có thể đề ra những biện pháp riêng biệt, nhưng theo ông Mai-con Uôn-sơ, tất cả các biện pháp ấy đều nằm trong những hình thức chung sau: Thứ nhất, kiểm soát công nghệ sản xuất mô tô xe máy, áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2/4, thứ hai, sử dụng nhiên liệu sạch, có động thái kiên quyết tách các chất độc hại như chì (Việt Nam đã làm), lưu huỳnh,... ra khỏi xăng; thứ ba, phải quy hoạch giao thông họp lí, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, vì khi các phương tiện bị tắc nghẽn, nồng độ khí thải độc hại sẽ tăng đột biến ; thứ tư, có chế độ bảo dưỡng xe máy thích họp; thứ năm, có lộ trình loại bỏ xe máy cũ.
Cục Đăng kiểm Việt Nam củng đưa ra 3 nhóm giải pháp : Nhóm giải pháp trước mắt, gồm: kiểm tra khí thải định kì cho xe đang lưu hành với lộ trình phù hợp, áp dụng tiêu chuẩn Euro 2 cho xe mới , nâng cao chất lượng nhiên liệu phù hợp với tiêu chuẩn phương tiện. Nhóm giải pháp thường xuyên láu dài, gồm : quản lí điều hành tổ chức giao thông giảm ùn tắc, nâng cao ý thức cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Nhóm giải pháp hỗ trợ, gồm: lắp đặt bộ xử lí khí thải cho xe đang sử dụng; dùng các loại thuế phí môi trường như một công cụ điều tiết lượng xe máy, khuyến khích loại bỏ xe cũ
(Theo báo Lao động, số 52/2007)
Trả lời:
Văn bản a là bản tin tường thuật, văn bản b là bản tin thường, văn bản c là tin vắn, văn bản d là bản tin tổng hợp.
3. Một bạn cho rằng, mình đã sưu tầm được một bản tin rất hay. Hãy đọc lại văn bản bạn đã sưu tầm (được ghi lại ở dưới đây) và cho biết nhận xét của bạn sai hay đúng. Vì sao ?
Tại sao chỉ phạt siêu thị X. 4 triệu đồng ?
Khi nghe xong quyết định của Ban Thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm chỉ phạt siêu thị X. với 4 triệu đồng thì tôi thấy như vậy là không hợp lí.
Vì lí do thứ nhất: Cách đây một năm, siêu thị X. cũng từng bị xử phạt khi bán thương phẩm bị nhiễm khuẩn do ruồi.
Lí do thứ hai: Theo ông Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, siêu thị X. không chỉ vi phạm Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn có hành vi gian lận thương mại. Bánh cuốn ở đây được lấy từ một cơ sở ở phố Vọng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhưng lại đề nhãn mác là bánh cuốn Thanh Trì.
Thanh tra Sở Y tế củng yêu cầu lãnh đạo siêu thị X. không được ghi nhãn hàng là “Bánh cuốn Thanh Trì” vì nguồn hàng được lấy từ cơ sở Y chứ không phải ở Thanh Trì. Vì vậy, chúng tôi yêu cảu lãnh đạo siêu thị X. Giải thích vì sao lại ghi nhãn hàng bánh cuốn Thanh Trì.
Phải chăng siêu thị X. lấy nhãn mác này vì nó quá nổi tiếng và siêu thị X. muốn bán được nhiều hàng nên lấy nhãn mác đó? Nếu quả đúng là như vậy thì siêu thị X. đã lừa dối người tiêu dùng có thê không phải chỉ là bánh cuốn mà còn nhiều mặt hàng khác nữa.
Chúng tôi, những người tiêu dùng, yêu cầu Sở Y tế xem xét, giải quyết để những người tiêu dùng như chúng tôi có thể yên tâm khi dùng sản phẩm đã được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trả lời:
Văn bản nêu trong bài tập là phát biểu của một cá nhân, không phải để thông tin về một sự kiện, mà để nêu ý kiến riêng của mình về sự kiện đó.
Mặt khác, văn bẳn ấy cũng không cung cấp cho bạn đọc - trong trường hợp chưa biết gì về sự kiện được bàn luận - biết được, vì sao siêu thị X. lại bị phạt 4 triệu đồng ; siêu thị X. đã vi phạm Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào,... Văn bản, vì thế, không bảo đảm ý nghĩa thông tin.
Do vậy, văn bản đó không phải là một bản tin.
Sachbaitap.com