Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 27 SGK Văn 6
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 27 SGK Văn 6 Câu 2: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những điều gì? Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng? ...
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 27 SGK Văn 6
Câu 2: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những điều gì? Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI
Câu 1: Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gi và người kể phải làm gì?
b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muôn cho bạn biết Lan là một người bạn toTt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?
Trả lời:
a) Gặp những trường hợp như trên, người nghe muốn tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người kể, còn người kể phải thông báo, cho biết, giải thích giúp người nghe hiểu.
b) Muôn biết Lan là một người bạn tốt người kể cần phải kể ra những việc làm, hành động, từ tưởng, tình cảm cụ thể của Lan đối với bạn bè. Chẳng hạn:
+ Giúp đỡ bạn trong học tập.
~+ Giúp bạn trong hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với bạn.
+ Luôn quan tâm, an ủi, động viên bạn bè vượt lên hòan cảnh để học tập, rèn luyện tốt..
Phải kể những biểu hiện cụ thể như vậy thì người nghe với hiểu một cách tường tận, và có sự đánh giá đúng đắn về đốì tượng.
* Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không kiên quan tới việc thôi học của An thì không thể coi là câu chuyện có ý nghĩa. Vì nó không thua mãn nhu cầu cần biết của người nghe.
Câu 2: Truyện Thánh Gióng mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản này cho ta biết những điều gì? Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng?
Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của (phương thức) tự sự.
Trả lời:
* Truyện Thánh Gióng cho ta biết Thánh Gióng là một vị anh hùng dân tộc đã đứng lên giết giặc ngoại xâm đem lại hạnh phúc cho nhân dân
* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giốp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dâu tích còn lại của Thánh Gióng.
* Trong các sự việc trên thì: i
- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.
- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.
- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.
* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, CUỐI cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.