Soạn bài Từ mượn trang 24 SGK Văn 6
Soạn bài Từ mượn trang 24 SGK Văn 6 Câu 3: Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác? ...
Soạn bài Từ mượn trang 24 SGK Văn 6
Câu 3: Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
Câu 1: Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...].
Trả lời:
- Trượng: đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3, 33 mét); ở đây hiểu là rất cao.
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khỏe mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).
Câu 2: Theo em các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?
Trả lời:
Các từ được chú thích có nguồn gốc từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc)
Câu 3: Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét.
Trả lời:
- Những từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, buồm, điện.
- Những từ mượn của các ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, bơm, xô viết, in-tơ-nét.
Câu 4: Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên.
Trả lời:
- Từ được Việt hóa cao viết như từ thuần Việt. Ví dụ: mít tinh, xô viết, xà phòng.
- Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: khi viết nên dùng gạch ngang dể nổì các tiếng. Ví dụ: in -tơ nét, ra -đi -ổ.
Câu 5: Đọc ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong SGK và cho biết Bác muốn nói điều gì?
Trả lời:
Bác Hồ muôn nói về mặt tích cực và mặt tiêu cực của việc mượn từ.
- Mặt tích cực: Mượn từ là một cách làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
- Mặt tiêu cực: Lạm dụng việc mượn từ làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, thiếu trong sáng.