Luyện tập bài Bánh chưng bánh giầy trang 12 SGK Văn 6
Luyện tập bài Bánh chưng bánh giầy trang 12 SGK Văn 6 Bài 2: Đọc truyện Bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? ...
Luyện tập bài Bánh chưng bánh giầy trang 12 SGK Văn 6
Bài 2: Đọc truyện Bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
GƠI Ý TRẢ LỜI PHẨN LUYÊN TÂP
Bài 1: Trao đổi ý kiến: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
Trả lời:
Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông ta đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và làm sông lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Bài 2: Đọc truyện Bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
Trả lời:
Các em có thế nêu theo sự cảm nhận của mình, đây chỉ là một ví dụ:
- Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: "Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo...". Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà CƯ dân sông bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính; đồng thời chi tiết này thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.