Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh lớp 7 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Để hiểu rõ về lập luận chứng minh, mục đích và phương pháp chứng minh chúng ta có thể tìm hiểu qua bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng mình. Trong bài này vforum ...
Hướng dẫn các bạn soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Để hiểu rõ về lập luận chứng minh, mục đích và phương pháp chứng minh chúng ta có thể tìm hiểu qua bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng mình. Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh một cách ngắn gọn nhất. I – MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH 1. Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh? Trả lời: Ví dụ: lớp em có bạn linh học rất giỏi. đưa ra những dẫn chứng để chứng minh điều đó Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến nào là chân thực. 2. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy? Trả lời: Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì chúng ta đưa ra các luận cứ để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy 3. Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi. ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì... Oan Đi-xnây[1] từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ[2] chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp. Lép Tôn-xtôi[3], tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. Hen-ri Pho[4] thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công. Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô[5] bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. (Theo Trái tim có điều kì diệu) Câu hỏi a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó. b) Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì? Trả lời: a. Luận điểm cơ bản của bài văn này là: Đừng sợ vấp ngã Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại b. Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận là: Vấp ngã là thường, ai cũng đã từng vấp ngã Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã, nhưng ngã không gây trở ngại cho họ thành người nổi tiếng Cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng Xem thêm: Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) lớp 7 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giảnĐể hiểu rõ về lập luận chứng minh, mục đích và phương pháp chứng minh chúng ta có thể tìm hiểu qua bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng mình. Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh một cách ngắn gọn nhất.
I – MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH
1. Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?
Trả lời:
Ví dụ: lớp em có bạn linh học rất giỏi. đưa ra những dẫn chứng để chứng minh điều đó
Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến nào là chân thực.
2. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
Trả lời:
Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì chúng ta đưa ra các luận cứ để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy
3. Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi.
ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ
Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì...
Oan Đi-xnây[1] từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len.
Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ[2] chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
Lép Tôn-xtôi[3], tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
Hen-ri Pho[4] thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.
Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô[5] bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
(Theo Trái tim có điều kì diệu)
Câu hỏi
a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
b) Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
Trả lời:
a. Luận điểm cơ bản của bài văn này là:
- Đừng sợ vấp ngã
- Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại
- Vấp ngã là thường, ai cũng đã từng vấp ngã
- Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã, nhưng ngã không gây trở ngại cho họ thành người nổi tiếng
- Cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng
Xem thêm: