27/04/2018, 16:13

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học SBT Ngữ Văn 8 tập 1

Giải câu 1, 2 trang 113 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Đọc các tư liệu sau để tìm hiểu cách thuyết minh một thể loại văn học theo yêu cầu nêu ở dưới. ...

Giải câu 1, 2 trang 113 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Đọc các tư liệu sau để tìm hiểu cách thuyết minh một thể loại văn học theo yêu cầu nêu ở dưới.

1. Đọc các tư liệu sau để tìm hiểu cách thuyết minh một thể loại văn học theo yêu cầu nêu ở dưới.

- Đồng thoại: Thể truyện kể cho trẻ em nghe, đọc, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá nhằm tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em.

(Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên), Từ điển tiếng Việt)

- Đồng thoại

Đồng thoại là một hình thức nghệ thuật đặc biệt. Trên cơ sở của đời sống hiện thực, thông qua trí tưởng tượng phong phú, sử dụng các biện pháp khoa trương, nhân hoá... đồng thoại biểu hiện bản chất của các hiện tượng đời sống. Đồng thoại đem những người, những vật, động vật tổ chức thành những bức tranh rực rỡ, những câu chuyện hấp dẫn để giáo dục thiếu nhi.

Đồng thoại có những đặc điểm cơ bản như sau :

a) Đồng thoại là những câu chuyện hư cấu có nhiều thành phần tưởng tượng. Hành động của các nhân vật trong đồng thoại không tuân theo các quy luật khoa học, hoặc quy luật tự nhiên, như lơài vật nói được tiếng người, động vật không có cánh bay được. Ví dụ như Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoải, Vịt con xâu xí của An-đéc-xen,...

b) Phần lớn truyện đồng thoại đều sử dụng biện pháp nhân hoá, tượng trưng, phú cho các loài vật như động vật, thực vật, đồ vật có những tư tưởng, tình cảm của con người nhằm thể hiện tính cách và số phận con người. Ví dụ : truyện Vịt con xấu xí thể hiện số phận bất hạnh của những người bị áp bức, bóc lột. Dế Mèn phiêu lưu kí thông qua cuộc phiêu lưu với những lầm lỡ, hối hận và suy nghĩ của Dế Mèn thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp.

c) Truyện đồng thoại thường có cốt truyện hấp dẫn, những biến cố và chi tiết bất ngờ, li kì, thú vị. Những truyện đồng thoại như Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vầng, Truyện cổ Grim, Truyện cô An-đéc-xen đều rât thú vị, li kì. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn cũng kì lạ. Nó cho thấy chỉ có khiêm tốn học hỏi, đoàn kết mọi người thì cuộc sống mới tốt đẹp.

Truyện đồng thoại tuy là truyện tưởng tượng, nhưng thể hỉện được ước mơ tốt đẹp của con người; phê phán những hiện tượng xấu xa lại thoả mãn tâm lí thích tưởng tượng và thích cái mới lạ của tuổi thơ cho nên được bạn trẻ khắp thế giới yêu chuộng.

Yêu cầu :

Trả lời các câu hỏi sau và lập dàn bài thuyết minh truyện đồng thoại và truyện cổ tích.

- Truyện đồng thoại là gì ? Nêu tên các truyện được coi là đồng thoại.

- Truyện đồng thoại có những đặc điểm gì ?

- Vì sao truyện đồng thoại được trẻ em yêu chuộng ?

Trả lời:

Đồng thoại là những sáng tác cho trẻ em, phù hợp với trí tưởng tượng và tâm lí tiếp nhận của các em.

- Các truyện đồng thoại nổi tiếng như Truyện cổAn-đéc-xen, Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pu-skin, Truyện cổ Grim, Dê Mèn phiêu lưu kí của ô Hoài,...

- Truyện đồng thoại thường có các đặc điểm như tính chất thần kì với các nhân vật: phù thuỷ, người khổng lồ, những con vật biết nói tiếng người, các vật thần kì đó thể giúp con người thoát khỏi bế tắc. Kết truyện đồng thoại bao giờ những người lương thiện, kiên cường cũng sẽ chiến thắng tất cả. Các em đọc tư liệu nêu lên rồi tự suy ra để làm bài.

2. Đọc kĩ bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (SGK, trang 146) và nhận xét đặc điểm thể loại của bài thơ.

Trả lời:

Đọc kĩ và quan sát bài thơ về số dòng, số chữ mỗi dòng ở trong bài. Cách gieo vần : Chữ gì vần với chữ gì ? Câu nào đối với câu nào ? Cách ngắt nhịp của ác dòng thơ. Từ đó trình bày đặc điểm thể loại của bài thơ.

Sachbaitap.com

0