27/04/2018, 16:13

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh SBT Ngữ Văn 8 tập 1

Giải câu 1, 2 trang 103 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Đọc bài văn sau và nhận xét về bố cục, cách viết mở bài, thân bài, kết bài. ...

Giải câu 1, 2 trang 103 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Đọc bài văn sau và nhận xét về bố cục, cách viết mở bài, thân bài, kết bài.

1. Đọc bài văn sau và nhận xét về bố cục, cách viết mở bài, thân bài, kết bài.

CHIM BỒ CÂU

Đôi mắt màu tro, cái mỏ bé tròn tròn, đôi cánh khoẻ mạnh, đôi chân màu hồng tươi, lại có thêm tiếng gáy gù gù nhẹ nhàng, êm ái, đó chính là bồ câu. Tuy không sang như hạc, không đẹp như công, nhưng bồ câu vẫn được mọi người yêu quý, bởi nó là hoá thân của hoà bình, là tượng trưng cho mọi sự tốt lành.

Bồ câu có khả năng bay rất xa, nhưng có tập quán lưu luyến nơi ở cũ, cho nên đù có bay xa đến đâu, chim vẫn nhớ trở về nơi xưa. Người ta lợi dụng tập tính ấy mà thuần dưỡng bồ câu thành một thứ chim nhà.

Bồ câu có loại nuôi ăn thịt, có loại nuôi làm cảnh. Bồ câu nuôi ăn thịt là một loại thức ăn quý, thịt thơm, chất bổ nhiều, nhất là loại chim mới ra ràng, đầy tháng, là một thức ăn bổ cao cấp. Đối với những ai mới mổ, hoặc mới ốm dậy, thì bồ câu là thức ăn làm cho vết mổ chóng liền da, chóng lại sức. Bồ câu nuôi làm cảnh, lông rất đẹp, ngắm nó không biết chán. Bồ câu có trí nhớ rất tốt, có năng lực nhận biết sự vật, lại có thể bay xa, cho nên người ta đã luyện bồ câu thành "người đưa thư". Có con bồ câu đưa thư có thể bay xa trên một vạn cây số. Năng lực bay xa gắn liền với đặc điểm cơ thể. Ngực bồ câu rất nở, gồm nhiều bắp thịt làm cho cánh chuyển động. Xương bồ câu rất mỏng, lại rỗng, chẳng những giảm nhẹ trọng lượng mà còn làm cho cơ thể chắc chắn. Đặc biệt nhất là khi bay bồ câu có hai lần hô hấp. Thở qua cuống họng vào phổi, bồ câu còn túi khí nở ra thắt vào hỗ trợ cho phổi hoạt động. Khi hít vào, không khí vào phôi rồi chuyển qua túi khí. Khi thở ra, không khí từ túi khí lại qua phổi mả xả ra ngoài. Dù hít vào, thở ra phổi đều thực hiện trao đổi chất khí. Như vậy mỗi lần thở, không khí được lọc hai lần, đảm bảo nhu cầu ô xi rất lớn trong khi bay. Túi khí còn có tác dụng giảm nhẹ tỉ trọng cơ thể, phát tán nhiệt, giữ cân bằng thân nhiệt.

Nhưng làm sao mà bồ câu vừa có thể bay xa lại vừa biết quay về chốn cũ ? Bồ câu có một đôi mắt có khả năng nhìn xa, định hướng vận động, phân biệt màu sắc, quang phổ. Tai bồ câu cũng rất thính có thể nghe những âm thanh tai người không nghe được. Trong đầu bồ câu còn có một tổ chức có từ tính, nó quen với cường độ từ trường nơi ở, do đó dù bay xa nó vẫn hướng về nơi có cường độ từ trường đã quen.

Bồ câu thật là một giống chim quý, vừa quen mà lại vừa lạ !

Trả lời:

a) Chú ý cách mở bài. Bài thuyết minh không phải lúc nào cũng khô khan, nhiều thuật ngữ khoa học. Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả, so sánh, định nghĩa trong đoạn mở bài này.

b) Bố cục có những phần nào ? Thân bài nêu những ý gì ?

2. Đọc các đoạn văn giới thiệu một số loại hoa và quả dưới đây, kết hợp với hiểu biết của em về loại hoa, quả ấy, hãy chọn một loại hoa hoặc quả để lập dàn bài giới thiệu chúng.

a) Hoa cúc

Hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum. ; gốc Trung Quốc, Nhật Bản, nhập vào Việt Nam từ lâu đời. Ta đã lai tạo được nhiều loại cúc đẹp về hình dáng và màu sắc. Ở Ngọc Hà (Hà Nội) có nghề, trổng cúc từ đời nhà Lí.

Những giống cúc được trồng phổ biến là cúc vàng, có hoa to, cánh dài, mềm, màu vàng rực rỡ. Cúc hoàng kim thóp có hoa màu vàng óng ánh. Cúc đại đoá hoa vàng mờ gà, cánh xếp chồng lên nhau và cuốn vào phía trong. Cúc trắng hoa màu trắng sữa, cánh hoa dài, mềm mại. Cúc chi hoa nhỏ xum xuê màu vàng nhạt hoặc đậm, toả hương thơm dịu.

Việt Nam ta cũng như ở nhiều nước khác, hoa cúc tượng trưng cho sự sống lâu ; loài hoa này thường được dùng để kính tặng các cụ già và dùng làm hoa cảnh trong ngày Tết. Người Nhật Bản coi cúc như là người bạn tâm tình, ở Thuỵ Sĩ, Bỉ và một số nước châu Âu khác dùng hoa cúc để viếng mộ. Cúc đại đoá của Ngọc Hà thường được xuất khẩu sang các nước Nga, Đức,...

b) Hoa đào

 Hoa đào có tên khoa học là Prunus pérsica. Việt Nam cũng là một trong những quê hương của đào. Nhật Tân (Hà Nội) nổi tiếng là xứ sở của đào bích, đào phai. Hoa đào ra hoa trong dịp Tết Nguyên đán. Mùa xuân, những rừng đào Sa Pa, Chi Lăng,... ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm.

Từ xưa, hoa đào đã đi vào thơ ca làm rung động lòng người. Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần nói đến hoa đào. Một lần đại thi hào đã viết ; “Hoa đạo năm ngoái còn cười gió đông”. Nhà thơ đã nhắc tới một điển tích văn học về một mối tình tương tư, say đắm của Thôi Hộ với một người con gái ở vườn đào trong bài thơ nổi tiếng :

        Tích niên kim nhật thử môn trung,

           Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân diện bất tri hà xứ khứ,

      Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Dịch :                     

           Cửa đây, năm ngoái cũng ngày này,

    Má phấn, hoa đào ửng đỏ hầy.

        Má phấn giờ đầu ? Đâu vắng tá ?

      Hoa đào còn bỡn gió xuân đây !

(Tương Như dịch)

Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh đã cho mang cành đào từ Thăng Long vào Phú Xuân tặng công chúa Ngọc Hân để báo tin vui.

Trong lịch sử được học Á Đông, hoa đào được dùng sắc uống làm thuốc chữa thuỷ thũng và bí đại tiện. Nhân hạt đào có chứa dầu béo a-mi-đa-lin và men xmin-sin. Đào nhân có công dụng trị bệnh bụng dưới đầy và đau, đại tiện khó,... Danh y Tuệ Tĩnh đã nhiều lần nhắc đến tên các vị thuốc có hoa đào trong cuốn sách nổi tiếng Nam dược thần hiệu.

c) Mai vàng

Loài mai này có tên khoa học là Ochna harmanđi. Khi những cành đào ở Nhật Tân (Hà Nội) bắt đầu nở hoa báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến thì ở Huế, Nha Trang và Đà Lạt, Sài Gòn - xứ sở mai vàng, mùa xuân được báo hiệu bằng nhứng cành mai vàng nở hoa trang nhã. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình - Trị - Thiên đến Cà Mau.

Hoa mai vàng có đài xanh đậm, năm cánh hoa vàng óng như tơ. Nhiều nhị, toả hương thơm ngát. Người xưa quan niệm hoa mai là biểu tượng cho sự thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn. Các nhà thơ thường ví thiếu nữ như hoa mai. Cao Bá Quát viết: "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (Suốt đời chỉ có cúi đầu lạy hoa mai).

Mai vàng tuy gọi là "mai" nhưng không cùng họ với mai trắng - "mai nở hai lần" nói đến trong Nhị độ mai. Về mặt thực vật, mai trắng thuộc phân họ Mận (Prunoiđeae), còn mai vàng thuộc họ Lão Mai (Ochnaoceae).

Đông y dùng vỏ cây mai vàng làm thuốc bổ, chữa khí huyết suy kém, ăn không ngon miệng.

d) Nhãn lồng

Nhãn có tên khoa học là Euphoria longan ; gốc ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc, ở nước ta, vùng nào cũng có nhãn. Nhãn lồng là một đặc sản nổi tiếng của vùng phố Hiến, Hưng Yên.

Theo truyền thuyết, xa xưa có một mầm cây mọc lên từ con mắt bị hỏng của một con rồng. Quả của cây đó, ngày nay ta quen gọi là quả nhãn ! Nhãn là gọi tắt, còn ông cha ta gọi đủ là long nhẫn. Long nhãn nghĩa là mắt rồng ! Và cũng vì trước kia, mùa màng hạn hán, rồng cuộn mây phun mưa cho trăm họ trồng lứa, trồng khoai xanh tốt, tươi nhuần nên năm nào được mùa nhãn, người ta thường hay bảo : năm ấy sẽ mưa nhiều và có thể con nước sẽ lên to...

Nhãn lồng là loại nhãn rất quý. Cùi của nó ngoài chất prô-tít, đường sác-ca- rô-za, vi-ta-min A và B còn có chât béo. Long nhãn (cùi nhãn) là nguồn đặc sản xuất khẩu rất có giá trị trên thị trường thế giới. Ngoài công dụng làm thực phẩm, long nhãn còn là một vị thuốc bổ, an thần, định trí, bổ huyết, bổ tì ; trị bệnh lo nghĩ thái quá, nhọc mệt, hay quên, hồi hộp, chừa suy nhược thần kinh; kém ngủ.

e) Vải thiều

Vải tên khoa học là Nephelium litchi; gốc Bắc Việt Nam, được trồng nhiều ớ các vườn quả làng quê Bắc Bộ.

Quả vải có vỏ màu đỏ đẹp. Hạt màu đồ nâu bao bọc bởi một lớp áo hạt (cùi quả). Khi tiếng chim tu hú gọi bầy cũng là khi mùa vải chín. Có nhiều loại vải, nhưng vải thiều là đặc sản nổi tiếng của huyện Thanh Hà (Hải Dương). Một loại vải hạt rất nhỏ, cùi dày, ăn rất thơm và ngọt lịm như đường. Cùi vải chứa glu-cô-za, prô-tê-in, chất béo, các vi-ta-min c, p, A, B và a-xít xi-tơ-ríc. Vải thiều đóng hộp xuất khẩu rất có giá trị trên thị trường thế giới ; đặc sản này đã được tặng thưởng huy chương vàng tại hội chợ Lép-đích.

Ăn vải có tác dụng bồi bổ cơ thể suy nhược. Theo Tuệ Tĩnh, vải giúp tinh thần thêm minh mẫn. Hạt quả vải có công dụng chữa lị, đậu mùa, đau răng,...

Ngoài các loại vải nói trên, ở các vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông cửu Long, nhân dân ta còn hay trồng loại vải thiều rừng (Nephelium lappaceum) mà ta quen gọi là chôm chôm. Loại quả này hình trứng, ngoài mặt có nhiều gai mềm dài, cùi quả dính chặt vào hạt. Chôm chôm có vị chua ngọt và thơm, được đùng ăn tươi và phơi khô làm thuốc chửa bệnh.

g) Dưa hấu

Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus vulgaris ; gốc châu Phi, được trồng phổ biến ở nước ta và các nước nhiệt đới khác.

Sự tích kể con vua Hùng là An Tiêm bị đày ra đảo hoang, nhặt hạt dưa chim thả xuống, trồng lên dưa hấu và phát triển trong cả nước. Truyền thuyết về quả dưa đỏ đã làm say mê các thế hệ tuổi thơ. Dưa hấu miền Bắc trước đây thường có vào mùa hè, nhưng gần đây, nhờ đưa giống lúa mùa sớm vào cơ cấu cây trồng, Cẩm Giàng (Hải Dương) đã trồng thêm được dưa hấu mùa đông. Miền Nam dưa hâu có nhiều vào dịp Tết Nguyên đán. ở Đông Nam Bộ có loại dưa hấu trắng. Thịt dưa sáng như đường cát, khi ăn mang vị mát ngọt. Miền cực nam Nam Trung Bộ có dưa hấu ruột đỏ như son.

Người Ma-rốc chế rượu với dưa hấu theo một phương pháp độc đáo : lấy quả dưa hâu khoét một mảnh vỏ hình nêm (như những người bán dưa ở ta vẫn làm), đổ vào đó một ít mật rồi đóng nêm lại. Đem vùi quả dưa hấu vài ngày trong một đống ngũ cốc cho lên men. Khi lấy ra, sẽ có một thứ nước uống say như rượu.

Theo Đông y, trong trường hợp sốt cao ra mồ hôi do cảm nặng, đùng nước ép dưa hấu làm thuốc uống sẽ giảm sốt. ở Ma-lai-xi-a, nước ép rễ cây dưa hấu được dùng làm thuốc cầm máu sau khi sẩy thai.

(Theo Lịch văn hoá Việt Nam tổng hợp)

Trả lời:

 Hãy chọn một loại hoa hoặc quả mà em yêu thích để thuyết minh. Em cần bổ sung thêm yếu tố miêu tả, giới thiệu công dụng, vai trò của loại hoa, quả ấy trong đời sống của con người. Tìm cách mở bài gây chú ý, hấp dẫn.

Sachbaitap.com

0