27/04/2018, 16:13

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I SBT Ngữ văn 8 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 trang 123, 124, 125, 126 và câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 127, 128, 129 SBT Ngữ văn 8 tập 1. ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 trang 123, 124, 125, 126 và câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 127, 128, 129 SBT Ngữ văn 8 tập 1.

Phẩn I. Trắc nghiệm

*** Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.

Nhưng nói ra làm gì nữa. Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...

(Ngữ văn 8, tập một)

1. Trong đoạn trích trên, tác giả đã kết hợp phương thức biểu đạt nào ?

A - Miêu tả + biểu cảm

B - Tự sự + miêu tả + biểu cảm 

C - Biểu cảm + tự sự + lập luận 

D - Lập luận + biểu cảm

2. Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn trích ?

A - Tái hiện cái chết dữ dội của lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo

B - Miêu tả cái chết dữ dội của lão Hạc

C - Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc

D - Giải thích nguyên nhân vì sao cái chết của lão Hạc thật dữ dội

3. Người xưng "tôi" trong đoạn trích là ai ?

A - Binh Tư

B - Vợ ông giáo 

C - Ông giáo

D - Lão Hạc

4. "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Buồn theo một nghĩa khác ở đây là nghĩa nào ?

A - Buồn vì lão Hạc đã chết thật thương tâm

B - Buồn vì con người tốt như lão Hạc tại sao lại phải chết

C - Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ, bất công

D - Vì cả ba điều đáng buồn trên

5. Từ nào có thể thay thế được từ bất thình lình trong câu "Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy." ?

A - nhanh chóng

B - đột ngột

C - dữ dội

D - quằn quại

6. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh ?

A - rũ rượi

B - huhu

C - xộc xệch

D - vật vã

7. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ?

A - vật vã

B - rũ rượi 

C - xôn xao

D - xộc xệch

8. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ?

A - Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt !

B - Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. 

C - Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.

D - Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.

* Đọc bài thơ Hai chữ nước nhà và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

9. Dòng nào không nói lên nội dung của phần 1 (8 câu đầu bài thơ) ?

A - Dựng lên bối cảnh không gian của cuộc chia li

B - Tái hiện lại hoàn cảnh của nhân vật 

C - Nói lên thế bất lực của người cha

D - Tái hiện lại tâm trạng của nhân vật trữ tình

10. Dòng nào nói đúng nhất về bối cảnh không gian được dựng lên ở bốn câu thơ đầu ?

       Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

       Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,

Bốn bề hổ thét chim kêu,

                          Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.

A - Là nơi tận cùng của Tổ quốc

B - Bị bao trùm bởi một màu tang tóc, thê lương 

C - Cảnh vật như giục cơn sầu trong lòng người

D - Kết hợp cả ba nội dung trên

11. Hoàn cảnh và tâm trạng của hai nhân vật được tái hiện trong các câu thơ sau như thế nào ?

                Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,

          Chút thân tàn lần bước dặm khơi,

Trông con tầm tã châu rơi,

             Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên!

A - Éo le và tột cùng đau đớn, xót xa

B - Sung sướng và hạnh phúc 

C - Nghèo khổ và phải chia cắt

D - Đáng tự hào và oanh liệt

12. Hình ảnh người cha trong câu chuyện được kể lại là một người đang rơi vào hoàn cảnh như thế nào ?

A - Một người anh hùng chuẩn bị lên đường đi cứu nước

B - Một ông quan sắp đi sứ sang Trung Quốc

C - Một người dân mất nước đang đi vào chỗ chết

D - Một nhà thơ đang lâm trọng bệnh

13. Trong phần 2 của đoạn trích, xen lẫn những lời kể là những câu thơ nào ?

A - Những câu thơ miêu tả

B - Những câu thơ cảm thán 

C - Những câu hỏi tu từ

D - Những câu cầu khiến

14. Dòng nào sau đây nhận xét đúng nhất về giọng điệu của bài thơ ?

A - Hào sảng, trang trọng

B - Lâm li, thống thiết xen lẫn phẫn uất, hờn căm 

C - Nhẹ nhàng, tha thiết, êm đềm

D - Hào hùng, sảng khoái, dường như bay bổng

15. Bài thơ có sự kết hợp các phương thức tạo lập văn bản chủ yếu nào ?

A - Tự sự + miêu tả

B - Tự sự + biểu cảm 

C - Miêu tả + biểu cảm

D - Biểu cảm + thuyết minh

Phần II: Tự luân

Đề bài : Hãy viết bài văn thuyết minh ngắn, giới thiệu về nhà văn Nam Cao và giá trị truyện ngắn Lão Hạc.

Trả lời:

Bài 1 (Phần Tự luận)

Dàn ý tham khảo :

1. Mở bài : Có thể giới thiệu khái quát về Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.

- Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những truyện ngắn hay và tiêu biểu nhất của ông.

2. Thân bài :

a) Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nam Cao (dựa vào chú thích (★) cuối văn bản Lão Hạc (trong SGK Ngữ văn 8, tập một, trang 45).

- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1917 và mất năm 1951. Ông sinh ra ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

- Trước Cách mạng, ông viết nhiều tác phẩm tập trung vào hai đề tài : người nông dân đói khổ bị vùi dập và những trí thức nghèo, sống mòn mỏi, bế tắc. Sau Cách mạng, ông đi theo kháng chiến, tiếp tục viết văn và đã hi sinh trong một chuyến đi công tác vào vùng địch hậu.

- Các tác phẩm chính : trước Cách mạng, các truyện ngắn nổi tiếng như Chí Phèo, Giăng sáng, Đời thừa, Lão Hạc, Một đám cưới,... và tiểu thuyết Sống mòn ; Tác phẩm sau Cách mạng, như truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Ở rừng, kí sự Chuyện biên giới.

b) Về truyện ngắn Lão Hạc:

- Là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tác phẩm ra đời năm 1943.

- Giới thiệu vắn tắt giá trị của truyện ngắn Lão Hạc : Dựa vào phần Ghi nhớ về tác phẩm này trong SGK Ngữ văn 8 (trang 48) để nêu lên một số ý chính về nội dung và nghệ thuật. Cụ thể cần có các ý nhỏ sau :

+ Truyện đã thể hiện một cách chân thực và cảm động về số phận người nông dân trong xã hội cũ - những người khốn khổ, tủi nhục, nhưng vẫn giữ được phẩm cách cao quý, trong sáng.

+ Truyện thể hiện tấm lòng thương yêu, thái độ trân trọng của nhà văn Nam Cao đối với những người nông dân cùng khổ.

- Truyện cho thấy tài năng của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, miêu tả tâm lí có chiều sâu, cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn ; ngôn ngữ tự nhiên mà đậm đà...

3. Kết bài : Có thể nêu cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.

BÀI 2

Phần I: Trắc nghiệm

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phất triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống lầm tắc các dường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất lả khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thê gây ngộ độc; gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

(Ngữ văn 8, tập một)

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào trong sách Ngữ văn 8, tập một ?

A - Ôn dịch, thuốc lá

B - Bài toán dân số

C - Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

D - Đánh nhau với cối xay gió

2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A - Tự sự

B - Miêu tả 

C - Biểu cảm

D - Thuyết minh

3. Câu nào sau đây khái quát được nội dung chính của đoạn văn ?

A - Rất nhiều bệnh nguy hiểm đều do bao bì ni lông gây ra.

B - Bao bì ni lông có tác hại tới môi trường và sức khoẻ con người, 

C - Con người cần chú ý sử dụng bao bì ni lông cho đúng.

D - Bao bì ni lông - mối hiểm hoạ to lớn đối với con người.

4. Việc sử dụng bao bì ni lông nguy hiểm nhất trong trường hợp nào ?

A - Vứt xuống cống rãnh

B - Thải ra biển 

C - Đốt cháy

D - Đựng thực phẩm

5. Chất đi-ô-xin thải ra do đốt bao bì ni lộng gây nên những tác hại nào ?

A - Gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu

B - Gây tác hại cho não và ung thư phổi 

C - Làm muỗi phát sinh, lây truyền bệnh dịch

D - Làm chết các sinh vật khi nuốt phải

6Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ?

A - Bao bì ni lông dễ làm tắc các dường dẫn nước thải.

B - Những bao bì ni lông loại bỏ bị đốt, các khí độc thải ra. 

C - Chết đi-ô-xin có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết

D - Bao bì ni lông sẽ làm chết các sinh vật ở sông hồ, biển cả.

7. Trong các câu ghép sau, câu nào có các vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ ?

A - Bao bì ni lông trôi ra biển, các sinh vật rất dễ nuốt phải chúng.

B - Vì chất đi-ô-xin rất độc hại nên chúng có thể gây ngộ độc. 

C - Nhưng bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra.

D - Bao bì ni lông làm tắc các đường dẫn nước thải, muỗi sinh ra nhiều.

8. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân ?

A - Các khí độc thải ra làm cho con người khó thở, gây ngất.

B - Vì chất đi-ô-xin rất độc hại nên chúng có thể gây ngộ độc. 

C - Bao bì ni lông trôi ra biển, các sinh vật rất dễ nuốt phải chúng.

D - Nếu ta vứt bao bì ni lông bừa bãi thì các đường nước thải sẽ tắc.

9. Đoạn văn trên viết về chủ đề nào ?

A - Sức khoẻ con người

B - Bảo vệ môi trường 

C - Các chât độc hại

D - Sản xuất và tiêu dùng

10. Mục đích chính của người viết đoạn văn trên là gì ?

A - Cung cấp những hiểu biết về các bệnh do bao bì ni lông gây nên

B - Cung cấp những hiểu biết về tác hại của bao bì ni lông 

C - Cung câp cách sử dụng bao bì ni lông như thế nào là hợp lí

D - Cung cấp cách phòng ngừa các bệnh khi sử dụng bao bì ni lông

Phần II : Tự luận

Đề bài : Viết bài thuyết minh ngắn gọn về lợi ích của việc trồng cây, gây rừng.

Trả lời:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài : Nêu khái quát ý nghĩa to lớn của cây xanh đối với đời sống con người.

2. Thân bài : Giới thiệu về vai trò và tác dụng cơ bản của rừng và cây xanh đối với cuộc sống con người.

a) Cây xanh với chất diệp lục, tạo ra ô xi, có lợi cho hô hấp của con người, che ánh nắng gắt, làm dịu không khí,... Cây xanh cho gỗ, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ con người. Cây xanh còn là vật trang trí, trang điểm cho đường phố, nhà cửa, công xưởng, cơ quan, trường học,...

b) Ngoài các tác dụng trên, rừng còn cung cấp cho con người làm thổ sản, là nơi nuôi dưỡng, cư trú của thế giới động vật, thực vật. Rừng chắn gió, chắn bão ; là nơi bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, ngăn chặn được hạn hán và lũ lụt,...

c) Phê phán hiện tượng tàn phá cây xanh và khai thác rừng bừa bãi; khẳng định ý nghĩa to lớn của việc trồng cây, gây rừng ; của phong trào xanh - sạch - đẹp,...

3. Kết bài : Nêu suy nghĩ, cảm tưởng và ý thức trách nhiệm của mình trong việc trồng cây, gây rừng.

Sachbaitap.com

0