01/06/2017, 12:07

Soạn bài Thế giới hoa và quả

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI THẾ GIỚI HOA VÀ QUẢ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nói về loài cây, loài hoa trồng ở sân trường hoặc trước cửa lớp, trong lớp học của em. Gợi ý: - Cây bàng ở sân trường có tán rộng như cây chì khổng lồ. - Hàng dừa kiểng thẳng tắp như hàng quân danh dự. - Những chậu hồng luân phiên ...

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI THẾ GIỚI HOA VÀ QUẢ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nói về loài cây, loài hoa trồng ở sân trường hoặc trước cửa lớp, trong lớp học của em. Gợi ý: - Cây bàng ở sân trường có tán rộng như cây chì khổng lồ. - Hàng dừa kiểng thẳng tắp như hàng quân danh dự. - Những chậu hồng luân phiên nhau đâm bông khoe sắc. 5. Đọc thầm lại bài văn, trao đổi. Chọn ý trả lời đúng: 1) Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? a) Phượng không phải là một đóa ...

  SOẠN BÀI THẾ GIỚI HOA VÀ QUẢ

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Nói về loài cây, loài hoa trồng ở sân trường hoặc trước cửa lớp, trong lớp học của em.

Gợi ý:

- Cây bàng ở sân trường có tán rộng như cây chì khổng lồ.

- Hàng dừa kiểng thẳng tắp như hàng quân danh dự.

- Những chậu hồng luân phiên nhau đâm bông khoe sắc. 

 

5. Đọc thầm lại bài văn, trao đổi.

Chọn ý trả lời đúng:

1) Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

a) Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực.

b) Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.

c) Lá phượng ban đầu xếp lại, e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.

d) Hoa phượng vào lúc bình minh lên màu càng tươi dịu.

2) Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?

a) Lúc đầu màu hoa rực lên, chói lọi, khi tàn hoa có màu đỏ non.

b) Buổi bình minh hoa màu tươi dịu, chiều tối màu hoa đậm dần, rực rỡ.

c) Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực.

d) Buổi sáng, hoa màu đỏ non, có mưa, màu tươi dịu; buổi chiều, nắng lên, hoa đậm dần.

Chọn ý trả lời em thích:

3) Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?

a) Vì phượng là cây hoa gần gũi, quen thuộc với nhiều học trò.

b) Vì phượng thường được trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi.

c) Vì thấy phượng nở hoa, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ.

d) Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

Gợi ý:

1) a); 2) c); 3) d). 

 

7. Tìm hiểu về dấu gạch ngang

1) Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (-) trong các đoạn văn sau (SGK / 74, 75)

2) Trong mỗi đoạn văn trên, dâu gạch ngang có tác dụng gì? Ghi kết quả vào Phiếu học tập.

 Tác dụng của dấu - 

 Câu có dấu -

 Đánh dấu chỗ bắt đầu

 lời nói của nhân vật 

 Đánh dấu phần

 chú thích

 Đánh dấu các

 ý liệt kê

 M: (đoạn a, câu 1) - Cháu con ai?

 ✔

 

 

 a) - Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

 ✔

 ✔

 

 

 b) Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất

 của con vật kinh khủng dùng để tấn

 công - đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.

 

 ✔

 

 c) - Trước khi bật quạt, đặt... đất nền.

 - Khi điện đã vào quạt, tránh... trong quạt.

 - Hằng năm, tra dầu mỡ... bên trong quạt.

 - Khi không dùng, cất quạt... ít bụi bặm.

 

 

 ✔

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Mỗi dấu gạch ngang trong mẩu chuyện “Quà tặng cha” có tác dụng gi? Đánh dấu vào ô trống thích hợp trong Phiếu học tập để trả lời (SGK/76).

 Tác dụng của dấu -

 Câu có dấu -

 Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật 

 

 Đánh dấu phần chú thích

 

 Đánh dấu các ý liệt kê 

 

 (1) và (2)

 

 +

 

 (3)

 

 

 

 (4)

 

 

 

 (5)

 

 

 

Gợi ý:

  Tác dụng của dấu - 

 Câu có dấu -

 Đánh dấu chỗ bắt đầu

 lời nói của nhân vật

 Đánh dấu phần chú thích 

 

 Đánh dấu các ý liệt kê 

 

 (1) và (2)

 

 +

 

 (3)

 

 +

 

 (4)

 +

 

 

 (5)

 

 +

 

 

2. Viết đoạn văn 4-5 câu kể lại một cuộc nói chuyện của một người thân với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

Gợi ý:

Trong bữa cơm sum họp gia đình vào tối thứ bảy, bố hỏi:

- Thế nào? Tuần qua, con học hành ra sao, hả con?

Em vội kể cho bố và cả nhà nghe:

- Tuần rồi, con được ba sự nhận xét tốt cùng lời khen của cô đấy bố ạ!

- Con trai bố ngoan quá! Muốn bố thưởng gì nào? 

- Bố hỏi em trong nét mặt rạng rỡ và hạnh phúc.

 

4. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyển “Một ngày và một năm” (SGK/77). Biết rằng:

- Ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là s hay x.

- Ô số 2 chứa tiếng có vần là ưc hay ưt.

Gợi ý:

Thứ tự cần điền:

sĩ, Đức, sung, sao, bức, bức.

0