01/06/2017, 12:07

Soạn bài Gan vàng dạ sắt

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI GAN VÀNG DẠ SẮT A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trò chơi: Tôi là ai. - Mỗi nhóm chọn một nhân vật trong các câu chuyện về lòng dũng cảm đố đố nhóm bạn. Câu đố nói về một đặc điểm hoặc một hành động nào đó đê dễ nhận biết của nhân vật. Viết câu đố vào một thẻ bìa. M: Tôi vượt bom đạn, ...

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI GAN VÀNG DẠ SẮT A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trò chơi: Tôi là ai. - Mỗi nhóm chọn một nhân vật trong các câu chuyện về lòng dũng cảm đố đố nhóm bạn. Câu đố nói về một đặc điểm hoặc một hành động nào đó đê dễ nhận biết của nhân vật. Viết câu đố vào một thẻ bìa. M: Tôi vượt bom đạn, đưa thư từ, công văn ra mặt trận cho bộ đội. Đố bạn tôi là ai? (Là chú bé Lượm - bài thơ Lượm). Gợi ý: - Tôi xông pha trận mạc với sáu chữ vàng để giết giặc. Tôi là ai? ...

  SOẠN BÀI GAN VÀNG DẠ SẮT

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Tôi là ai.

- Mỗi nhóm chọn một nhân vật trong các câu chuyện về lòng dũng cảm đố đố nhóm bạn. Câu đố nói về một đặc điểm hoặc một hành động nào đó đê dễ nhận biết của nhân vật. Viết câu đố vào một thẻ bìa.

M: Tôi vượt bom đạn, đưa thư từ, công văn ra mặt trận cho bộ đội. Đố bạn tôi là ai? (Là chú bé Lượm - bài thơ Lượm).

Gợi ý:

- Tôi xông pha trận mạc với sáu chữ vàng để giết giặc. Tôi là ai? (Trần Quốc Toản).

- Tôi là một đứa trẻ đánh đuổi giặc Ân. Tôi là ai? (Thánh Gióng)

- Tôi là một chú bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh và đội ca lô lệch. Tôi là ai? (Kim Đồng).

- Tôi là một thiếu niên đã xông ra chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân. Tôi là ai? (Ga-vrốt).

- Tôi là một thiếu niên 14 tuổi đã cứu sống 11 người gặp nạn trên biển. Tôi là ai? (Trần Văn Truyền). 

 

2. Xếp những từ sau vào hai nhóm: từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm:

can đảm, anh hùng, nhát, nhát gan, anh dũng, nhút nhát, gan góc, hèn nhát, bạc nhược, gan lì, bạo gan, đớn hèn, hèn hạ, táo bạo, nhu nhược, quả cảm, khiếp nhược, gan dạ, hèn mạt.

Gợi ý:

 Cùng nghĩa

 Trái nghĩa

 can đảm, anh hùng, anh dũng, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, gan dạ. 

 hèn nhát, nhát, nhát gan, nhút nhát, bạc nhược, đớn hèn, hèn hạ, nhu nhược, khiếp nhược, hèn mạt. 

 

3. Đặt câu với một trong các từ ở hoạt động 2 và ghi vào vở.

Gợi ý:

- Các chú bộ đội chiến đấu rất anh dũng.

- Với bản tính nhút nhát, bạn ấy rất khó biết bơi. 

 

4. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

a) .......... bênh vực lẽ phải

b) khí thế ..........

c) hi sinh ..........

Gợi ý:

a) dũng cảm bênh vực lẽ phải.

b) khí thế dũng mãnh.

c) hi sinh anh dũng.  

 

5. Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

a) Vào sinh ra tử

b) Cày sâu cuốc bẫm

c) Gan vàng dạ sắt

d) Nhường cơm sẻ áo

e) Chân lấm tay bùn

Gợi ý:

a) Vào sinh ra tử

c) gan vàng dạ sắt. 

 

6. Đặt câu với một trong các thành ngữ em vừa tìm được ở hoạt động 5.

Gợi ý:

Ông ta đã từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Pháp.  

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.

Gợi ý:

a) Xây dựng dàn ý:

- Giới thiệu tên cây định tả.

- Trình tự miêu tả:

+ Tả bao quát.

+ Tả từng bộ phận của cây.

- Nêu ích lợi của cây, cảm nghĩ của em.

b) Chọn cách mở bài:

+ Mở bài trực tiếp:

M: Trên bãi biển què em, có trồng một hàng dừa.

+ Mở bài gián tiếp:

M: Hè vừa qua, em được bố mẹ cho đi nghỉ ở biển. Bãi biển có biết bao cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngồi dưới bóng cây dừa để hưởng những làn gió mát rượi.

c) Cách viết từng đoạn thân bài:

M: Từ xa nhìn lại, em thấy cây dừa cao to, Xùm xòa. Thân cây được bao bọc bẽn ngoài bằng lớp vỏ cứng, sần sùi. Các tàu dừa màu xanh sẫm, to và xòe ra mọi phía. Những tàu lá như đang dùng chiếc vĩ cầm của mình kéo thành một bản nhạc, hòa tấu cùng tiếng sóng biển, tiếng gió ri rào tạo nên những âm thanh ếm dịu.

d) Chọn cách kết bài:

- Kết bài mở rộng.

- Kết bài không mở rộng.

Tham khảo bài làm tại đây: 

 

0