Soạn bài Từ ngữ về lòng dũng cảm
TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI TỪ NGỮ VỀ LÒNG DŨNG CẢM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói về phẩm chất của mỗi người trong ảnh. (SGK/119). Gợi ý: - Trần Quốc Toản là vị tướng Thiếu niên xuất chúng thời nhà Trần. Ông là một người có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. - Anh Trần Văn ...
TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI TỪ NGỮ VỀ LÒNG DŨNG CẢM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói về phẩm chất của mỗi người trong ảnh. (SGK/119). Gợi ý: - Trần Quốc Toản là vị tướng Thiếu niên xuất chúng thời nhà Trần. Ông là một người có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. - Anh Trần Văn Truyền là một thiếu niên anh dũng, giàu lòng nhân ái. - Bác Trương Xuân Phúc đã can trường, dũng cảm xả thân cứu hơn 300 hành khách trên đoàn tàu. 2. Tìm những ...
SOẠN BÀI TỪ NGỮ VỀ LÒNG DŨNG CẢM
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói về phẩm chất của mỗi người trong ảnh. (SGK/119).
Gợi ý:
- Trần Quốc Toản là vị tướng Thiếu niên xuất chúng thời nhà Trần. Ông là một người có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.
- Anh Trần Văn Truyền là một thiếu niên anh dũng, giàu lòng nhân ái.
- Bác Trương Xuân Phúc đã can trường, dũng cảm xả thân cứu hơn 300 hành khách trên đoàn tàu.
2. Tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây, viết lại vào vở:
gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, dũng mãnh, lề phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm. |
Gợi ý:
Những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm, gan dạ,
anh hùng, anh dũng, dũng mãnh, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
3. Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây (bằng cách đánh dấu + vào ô bên phải hoặc bên trái) đế tạo thành những cụm từ có nghĩa (SGK/120).
M: tinh thần dũng cảm
dũng cảm chống lại cường quyền.
Gợi ý:
4. Điền từ ngừ đã cho thích hợp với mỗi chỗ trông để hoàn thành đoạn văn sau:
Anh Kim Đồng là một ........ rất ........ Tuy không chiến đấu ở ........... , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sứ c .............. Anh đã hi sinh, nhưng .......... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.
Gợi ý:
người liên lạc, can đảm, mặt trận, hiểm nghèo, tấm gương.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Dưới đây là hai đoạn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau?
a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung rất đẹp.
b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa thược dược rực rỡ đủ màu, hoa cúc vàng tươi rực rỡ, hoa vi-ô-lét tim tím nhớ thương ... Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung.
Gợi ý:
2. Viết đoạn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho một trong ba bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa, theo gợi ý sau:
a) Đó là một cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em.
b) Đó là một cây hoa mai ba em trồng trước sân nhà.
c) Đó là một cây dừa ở đầu xóm nhà em.
Tham khảo bài làm tại đây:
3. Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết:
a) Cây đó là cây gì?
b) Cây được trồng ở đâu?
c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)?
d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào?
Gợi ý:
a) Cây đó là cây bàng.
b) Cây được trồng ở trước sân nhà em.
c) Cây do bố trồng vào dịp gia đình em dọn về nhà mới.
d) Cây to lớn như một chiếc lọng khổng lồ.
4. Từ kết quả hoạt động 3, em hãy viết một đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả.
Gợi ý:
Cách đây tám năm, bố em trồng một cây bàng trước sân, cạnh cổng vào nhà em. Bố bảo cây này sẽ cho ta nhiều bóng mát và còn chắn bớt bụi bặm vào nhà. Còn vài trăm mét nữa là về đến nhà, em thấy cây bàng cao to sừng sững như một cái lọng khổng lồ với chiếc cán thẳng đứng. Tàn to rộng hình tròn được chia nhiều tầng, lớp.