Soạn bài thầy bói xem voi
Soạn bài thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Cách xem và phán về voi. - Người thứ nhất : sờ vòi, phán, voi như đỉa. - Người thứ hai : sờ ngà, phán, voi như cái đòn càn. - Người thứ ba : sờ tai, phán, voi như cái quạt thóc. - Người thứ tư : sờ chân, phán, voi như cái cột ...
Soạn bài thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Cách xem và phán về voi. - Người thứ nhất : sờ vòi, phán, voi như đỉa. - Người thứ hai : sờ ngà, phán, voi như cái đòn càn. - Người thứ ba : sờ tai, phán, voi như cái quạt thóc. - Người thứ tư : sờ chân, phán, voi như cái cột đình. - Người thứ năm : sờ đuôi, phán, voi như cái chổi xể cùn. Thái độ của các thầy khi phán « thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai ». Câu 2. ...
(Truyện ngụ ngôn)
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Cách xem và phán về voi.
- Người thứ nhất : sờ vòi, phán, voi như đỉa.
- Người thứ hai : sờ ngà, phán, voi như cái đòn càn.
- Người thứ ba : sờ tai, phán, voi như cái quạt thóc.
- Người thứ tư : sờ chân, phán, voi như cái cột đình.
- Người thứ năm : sờ đuôi, phán, voi như cái chổi xể cùn.
Thái độ của các thầy khi phán « thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai ».
Câu 2. Năm thầy đã nói rất về mỗi bộ phận của voi.
Nhưng sai lầm là chưa biết tổng hợp về các bộ phận ấy để có cách nhìn toàn diện về cả con vật.
Câu 3. Bài học :
- Phải biết quan sát mọi sự vật ở các bộ phận.
- Phải biết tổng hợp để nhìn nhận toàn diện một vấn đề.
- Quan sát nhưng phải biết suy luận (nhiều lúc, chỉ cần nhìn vào một bộ phận đặc trưng ta có thể nắm bắt được tất cả sự vật. Người biết suy luận chỉ sờ vào tai voi là có thể biết con voi).
II. Luyện tập
- Giờ ra chơi, em vừa định mở của phòng học thì bạn Nam ở lớp bên cạnh mở mạnh cụng vào người em. Mặc dù, Nam xin lỗi nhưng em vẫn rất giận. Em gây rối với bạn ấy. Em đã cho rằng Nam là kẻ ưa gây gổ với bạn bè.
Mãi cuối năm học, Nam là học sinh xuất sắc lại là người gương mẫu về tư cách tác phong trong quan hệ với bè bạn và thầy cô. Em đã thấy mình hiểu sai.
- Có thể đọc lại câu chuyện : « Tôi và Liên » SGK trang 98.