Soạn bài hoàng lê nhất thống chí hồi thứ 14
Soạn bài hoàng lê nhất thống chí I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bố cục 3 phần. Đoạn 1: từ đầu đến “năm Mậu Thân” – Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc. Đoạn 2: tiếp đến “nỗi kéo vào thành” – ...
Soạn bài hoàng lê nhất thống chí I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bố cục 3 phần. Đoạn 1: từ đầu đến “năm Mậu Thân” – Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc. Đoạn 2: tiếp đến “nỗi kéo vào thành” – Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. Đoạn 3: Còn lại – sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. Câu 2. Phân ...
Soạn bài hoàng lê nhất thống chí
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Bố cục 3 phần.
Đoạn 1: từ đầu đến “năm Mậu Thân” – Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.
Đoạn 2: tiếp đến “nỗi kéo vào thành” – Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
Đoạn 3: Còn lại – sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Câu 2. Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung.
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán: từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã chiếm Thăng Long, mà không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất” lên ngôi Hoàng Đế, “đốc xuất đại binh” ra Bắc, gặp gỡ “người công sỉ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quan, đánh giặc, bàn kế đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
- Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhảy bén. Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An như bài hịch ngắn gọn mà ý tứ sâu xa, phong phú, kích thích lòng yêu nước, tăng thêm tinh thần tự hào dân tộc cho quân sĩ. Ông cũng sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp: Ông rất hiểu sở trường sở đoạn tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc.
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước lớn, để có thể dẹp “việc binh đao”.
- Tài dụng binh như thần: cuộc hành quân thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Ngày 25/12 bắt đầu xuất phát ở Phú Xuân (Huế) ngày 29 đã đến Nghệ An, vượt qua khoảng 340 km núi đèo. Tại đâu vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh lớn, chỉ trong một ngày. Hôm sau tiến ra Tam Điệp (150 km). Vậy mà đến 30 tháng Chạp đã lập tức lên đường tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. Hành quân xa như vậy, nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, cũng do tài tổ chức của người cầm quân. Hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung tâm, còn quân tinh nhuệ thì bao bọc ở bến doanh tiền, hậu, tá, hữu.
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân: tự thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đốc thúc, xông pha tên đạn… trong trận đánh đồn Ngọc Hồi (cảnh “khóa hỏa mù trời” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” – Có cuốn sử đã ghi vào đến Thăng Long, tấm áo bào đỏ của vua đã xạm đen khói súng).
Đoạn văn trần thuật này không chỉ nhằm ghi lại những sự kiện lịch sử diễn ra gấp gáp, khẩn trương mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính. Qua đó, hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét, có tính cách quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén có tài dụng binh như thần, là linh hồn của chiến công vĩ đại.
Các tác giả có thể viết thực và hay như vậy, về người anh hùng Nguyễn Huệ, vì quan điểm phản ánh hiện thực của họ là tôn trọng sự thực lịch sử. Dù có cảm tình với nhà Lê, song ý thức dân tộc ở những người trí thức này khiến họ vẫn không thể bỏ qua sự thực là nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn của cả dân tộc.
Câu 3. Đoạn trích cũng miêu tả rõ sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh, tiêu biểu là Tôn Sĩ Nghị. Y là một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch. Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi thì tướng “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặt áo giáp chuồn trước qua cầu phao” quân thì “run rời sợ hãi, bỏ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết”. “Quân sĩ các doanh – nghe tin hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông… nước sông Nhị Hà tắc nghẽn không chạy đượ nữa…”.
Số phận của bọn vua tôi phản dân, hại nước cũng thảm hại không kém Lê Chiêu Thống và bề tôi trung thành của ông ta vì mưu lợi riêng của dòng họ mà đem vận mệnh cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên, kết cục cũng phải chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống “Chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân qua sông, mấy ngày không ăn”.
Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, nhưng tác giả gửi gắm ở đó một chút cảm xúc ngậm ngùi của người bề tôi cũ.