Soạn bài Thao tác lập luận so sánh SBT Ngữ văn 11 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 61 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Đọc kĩ văn bản sau rồi trả lời câu hỏi ghi bên dưới: ...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 61 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Đọc kĩ văn bản sau rồi trả lời câu hỏi ghi bên dưới:
1. Đọc lại đoạn văn biền ngẫu dưới đây:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống; Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)
Giả sử có bạn còn băn khoăn : trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận so sánh, điều ấy quá rõ ràng. Nhưng tác giả so sánh để làm gì, để tìm ra sự giống nhau hay sự khác nhau giữa nước Đại Việt ta và Trung Quốc ?
Anh (chị) sẽ giải đáp cho bạn thế nào ?
Trả lời:
Để làm được bài tập này, cần nắm vững mục đích mà thao tác lập luận so sánh cần hướng tới.
Điều Nguyễn Trãi muốn khẳng định hùng hồn, mạnh mẽ trong đoạn trích này là “nước Đại Việt ta” hoàn toàn xứng đáng đứng ngang bằng, hiên ngang bên nhà nước phong kiến Trung Hoa. Xét về văn hiến, cương vực, phong tục, lịch sử, chúng ta không hề có mặt nào thua kém người láng giềng phương Bắc.
Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đây là so sánh để tìm ra sự giống nhau. Nguyễn Trãi có nói đến sự khác biệt giữa Bắc và Nam, giữa các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc với các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần của Việt Nam. Nhưng đằng sau, bên trong cái khác, thực chất vẫn là cái giống : chúng ta vẫn có đầy đủ những gì họ có, và vì thế, chúng ta có quyền tồn tại độc lập, bình đẳng bên cạnh họ.
2. Đọc kĩ văn bản sau rồi trả lời câu hỏi ghi bên dưới:
KHUYÊN VUA NGHE LỜI CAN GIÁN
Một buổi sáng, Trâu Kị đóng áo mủ vào soi gương, hỏi vợ:
- Ta so với Từ Công ở thành bắc, ai đẹp hơn?
Vợ trả lời:
-Mình đẹp hơnn nhiều! Từ Công đâu có thể sánh với mình được!
Ông ta vẫn không tin, lại hỏi người thiếp:
- Ta so với Từ Công, ai đẹp hơn ?
Thiếp trả lời:
- Từ Công không thể đẹp bằng mình được!
Sáng hôm sau, có khách đến chơi, Trâu Kị ngồi nói chuyện với khách, lại hỏi:
- Tôi so với Từ Công, ai đẹp hon ?
Khách trả lời:
-Từ Công không thể đẹp bằng ngài được.
Hôm sau, Từ Công đến. Trâu Kị ngắm kĩ Từ Công, tự biết mình không đẹp bằng; soi gương quả thấy kém xa.
Đêm nằm nghĩ, ông ta mới tỉnh ngộ:
- Vợ ta khen ta đẹp, là thiên vị ta, thiếp khen ta đẹp, là sợ ta, khách khen ta đẹp, là có ý cầu cạnh ta.
Thế rồi, Trâu Kị vào triều yết kiến Tề Uy Vương nói:
- Thần tự biết mình không đẹp bằng Từ Công, thế mà vợ thần thiên vị thần, người thiếp sợ thần, khách muốn cầu cạnh thần, đều cho là thần đẹp hon Từ Công cả. Nay nước Tề lớn, đất vuông nghìn dặm, có một trăm hai mươi thành. Cung phi, tả hữu, không ai không thiên vị nhà vua, dán chúng ưong nước không ai không sợ nhà vua, quan lại trong triều không ai không muốn cầu cạnh nhà vua. Cứ xem thế thì nhà vua đã bị bưng bít đến cực độ rồi.
Vua Uy Vương bảo:
- Phải.
Thế rồi hạ lệnh:
- Quan lại nhân dân, người nào có thể trước mặt ta mà chỉ trích những sự sai lầm của ta sẽ được thưởng hạng nhất. Người nào dâng thư khuyên can ta sẽ được thưởng hạng nhì. Người nào ở chợ hay tại triều bàn luận về những sai lầm của ta, để cho ta được nghe thấy, sẽ được thưởng hạng ba.
Lệnh vua truyền xuống, quần thần đến can, cửa cung đông như chợ. Mấy tháng sau, người đến can ít dần; một năm sau, tuy vẫn có người muốn nói, nhưng không có gì đáng can gián nữa.
Các nước Yên, Triệu, Hàn, Nguỵ nghe thấy thế, đều đến triều kiến vua Tề. Thế là “thắng ngay tại triều”.
(Theo Chiến quốc sách, dẫn lại từ Văn học Trung Quốc, Tài liệu tham khảo, tập I,
NXB Giáo dục, 1963, tr. 83 - 84)
Câu hỏi:
Hãy cho biết, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào chính xác ? Vì sao ?
A - Văn bản trên là một lập luận so sánh.
B - Văn bản trên chứa đựng một lập luận so sánh
C - Văn bản trên không liên quan gì đến lập luận so sánh.
Trả lời:
Ý kiến A không chính xác. Khuyên vua nghe lời can gián là một mẩu chuyện, tức một văn bản tự sự, vì thế, không thể coi là một lập luận đơn thuần.
Ý kiến c cũng không chính xác. Bởi thông qua lời kể chuyện, văn bản này muốn chuyển tải một quan niệm về trị nước. Nó mang yếu tố nghị luận. Trong câu chuyện, nhân vật Trâu Kị đã tiến hành một thao tác lập luận so sánh thực sự, với nội dung sau : người đứng đầu một nước cũng có chỗ giống người đứng đầu một gia đình. Ông chủ nhà chỉ có thể nhận ra sự xấu đẹp thật của mình khi biết thoát ra khỏi những lời nịnh hót, để nhìn thẳng vào sự thật. Tương tự thế, một ông vua, chừng nào còn bị bưng bít cực độ trong vòng vây của những câu xưng tụng giả dối ở những kẻ hoặc thiên vị, hoặc đang sợ hãi, hay muốn cầu cạnh, thì chừng đó sẽ không bao giờ thấy được bệnh tình đất nước. Từ lập luận ấy, có thể suy ra (như Tề Uy Vương đã tự suy ra) : Đạo làm vua là phải biết lắng nghe lời can gián, có thế mới tìm được cách làm cho nước mạnh lên.
Vậy chỉ có ý kiến B là chính xác.
3. Ai nấy đều biết, trong việc cảm thụ, thưởng thức hay bàn luận thơ văn, thao tác lập luận so sánh rất cần thiết cho việc nhận ra những nét riêng, nét đặc sắc để khám phá ra những giá trị mới lạ, lí thú của tác phẩm (hoặc tác giả).
Hãy sưu tầm và ghi lại một vài đoạn trích, trong đó tác giả đã vận dụng thao tác lập luận so sánh nhằm đạt được mục đích đã nêu trên.
Trả lời:
Tham khảo đoạn trích sau đây :
Bài “Đi đường"còn ít ai nói đến vì nó đơn giản quá chăng ? Theo tôi, đó là bài thơ rất lớn. Vì nó mang tư tưởng kiên trì và nhẫn nại, cỏ chí ắt làm nên, nhưng rất sâu, rất hình tượng :
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng ;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Bản dịch tất nhiên là chưa thật hay so với nguyên văn. Nhưng ngay trên bản dịch này, ta cũng thấy được những bước khó khăn của người đi đường : hết núi cao này lại đến núi cao khác, rồi lại núi cao nữa. Nhưng khi đến đỉnh cao nhất rồi, thì sẽ thu được muôn trùng núi sông vào trong tầm mắt của mình.
Đem so sánh bài thơ đó với bài uLên lầu Quán Tước" của Vương Chi Hoán (Trung Quốc):
Mặt trời tắt sau núi,
Sông Hoàng vào biển sâu.
Muốn nhìn xa nghìn dặm,
Lên nữa một tầng lầu.
mà các nhà thơ nhiều thời đại khen ngợi là tuyệt vời, thì ta thấy tư tưởng khác nhau một trời một vực. Một bên là leo mãi cho lên đến muôn trùng núi thì sẽ thu vào tầm mắt tất cả núi sông. Một bên là muốn thấy xa nghìn dặm thì bước lên một tầng lầu nữa. Người phải đi khắp núi non mới đạt được mục đích, người chỉ cần bước lên một tầng lầu.
( Theo Hoàng Trung Thông, Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác, trong Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979)
4. Viết một đoạn văn nghị luận, đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Trả lời:
Tham khảo đoạn trích sau đây:
Quốc gia nào củng có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Việt Nam là một nước nhỏ, thấp và vị trí không thuận lợi. Ta không phải là dãn tộc có nền văn minh kì vĩ, giàu có hay lâu đời như Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Nhật Bản, Nga, Pháp,... Thậm chí một tôn giáo riêng, chữ viết riêng chúng ta còn phải vay mượn. Xét về hiện đại thì chúng ta càng không phải là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, công nghệ. Nếu xét về tính cạnh tranh thì Việt Nam còn yếu tố bất lợi thứ ba, đó là đứng cạnh một quốc gia quá lớn mạnh so với ta về nhiều mặt. Điều này tương tự như một con thuyền nhỏ sẽ rất khó lèo lái khi đi cạnh một hạm thuyền lớn.
Tuy nhiên, các yếu tố trên không hoàn toàn chỉ là bất lợi. Trên đường có nhiều xe chạy. Nếu khi tắc nghẽn, xe nhỏ có thể luồn lách, băng lên trước. Nếu va quệt, tai nạn thì đỡ thiệt hại hơn, dễ khắc phục hơn.
Hội nhập VVTO là một cơ hội tốt đê được cộng hưởng, hội tụ từ lực bên trong tói thế bên ngoài. [...] Thế cờ quốc tế cũng đang có nhiều điểm lợi cho ta. Cun thuyền Việt Nam đã nhập vào dòng chảy phát triển thì cho dù ta chưa đấy mạnh được thuyền thì cũng đã được dòng nước đưa đi. Ta chỉ cần không ngược mái chèo, không lạc hướng, đừng phạm luật để bị loại ra và hãy cố chạy cho nhanh mà thôi.
Vấn đề là bây giờ Việt Nam cần làm gì để tận dụng thế cờ. Với bên ngoài, ta phải tránh căn bệnh kiêu ngạo mà hãy luôn khiêm tốn. Ngược lại, ta củng không thể tự ti. Kiêu ngạo và tự ti đều đã từng làm nên những ổ khoá, xích xiềng giam giữ và trói buộc chúng ta sau cánh cửa lạc hậu và ngột ngạt. Củng đừng nên cảnh giác một cách cực đoan. Hãy mở rộng cửa cho tất cả những người Việt nào có thể đem lại lợi ích cho dân tộc. Hãy khơi dậy, phát huy, vun trồng những giá trị, tài năng và sức mạnh dân tộc, như Bác Hồ đã từng thu hút xung quanh mình những Nguyễn Vãn Tố, Huỳnh Thúc Kháng...
(Lược trích từ Đặng Phong, Thuyền nhó phai lựa Uùng, bài tham gia diễn đàn Vươn ra biển lớn, báo Tuối trẻ chủ nhật, ngày 17 - 12 - 2006)