01/06/2017, 11:35

Soạn bài thao tác lập luận bác bỏ luyện tập

Soạn bài thao tác lập luận bác bỏ - luyện tập Gợi ý luyện tập Tiết 1: Câu 1. Đọc đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và đoạn trích Mấy ý nghĩa về thơ của Nguyễn Đình Thi. - Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên: + Nguyễn Dữ ...

Soạn bài thao tác lập luận bác bỏ - luyện tập Gợi ý luyện tập Tiết 1: Câu 1. Đọc đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và đoạn trích Mấy ý nghĩa về thơ của Nguyễn Đình Thi. - Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên: + Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến sai “Cứng quá thì gãy” + Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến thiếu chính xác khi định nghĩa về thơ. - Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có ...

Soạn bài thao tác lập luận bác bỏ - luyện tập

Gợi ý luyện tập

Tiết 1:

Câu 1. Đọc đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và đoạn trích Mấy ý nghĩa về thơ của Nguyễn Đình Thi.

- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên:

+ Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến sai “Cứng quá thì gãy”

+ Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến thiếu chính xác khi định nghĩa về thơ.

- Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

+ Tác giả Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn.

Nêu ý kiến sai lầm: “Cứng quá thì gãy”

Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được… chịu đổi cứng ra mền”.

Dùng dẫn chứng để bác bỏ: “Ngô Tử Văn… thật là xứng đáng”.

+ Tác giả Nguyễn Đình Thi phân tích vấn đề thành từng khía cạnh để phản bác.

Nêu ý kiến sai lầm: Có nhiều định nghĩa về thơ nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ.

Chia tách ý kiến sai lầm thành hai khía cạnh:

** Phản bác ý kiến cho rằng “thơ là những lời đẹp”

** Phản bác ý kiến cho rằng “thơ là những đề tài đẹp”

Tác giả đã dùng dẫn chứng để phản bác hai khía cạnh trên.

- Từ những cách bác bỏ trên ta rút ra được bài học: Đối tượng, cách thức, giọng điệu phản bác rất đa dạng, phong phú. Người viết, người nói cần biết cách lựa chọn phù hợp để đạt hiểu quả bác bỏ.

Câu 2. Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Em hãy bác bỏ quan điểm đó.

Các em có thể dựa vào gợi ý sau để viết văn bác bỏ.

- Mở bài:

+ Có nhiều quan niệm về tiêu chuẩn, cách thức chọn bạn.

+ Gần đây trong lớp xuất hiện một quan niệm sai về tình bạn:

“Không thể kết bạn với những học sinh học yếu”

- Thân bài:

+ Nêu chuẩn mực của tình bạn chân chính.

+ Nêu quan niệm sai “không thể kết bạn với những học sinh yếu”.

Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả: không nâng đỡ bạn, trái lại còn đẩy bạn vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc; trong lớp sẽ có sự chia rẽ, ngăn cách…)

Nêu quan niệm đúng của mình (nên mở rộng tấm lòng, giúp đỡ, chia sẻ với bạn học yếu để bạn tiến bộ. Như vậy tập thể lớp mới đoàn kết).

- Kết bài: nêu cảm nghĩ về tình bạn.

0