Soạn bài tràng giang
Soạn bài tràng giang của Huy Cận I. Gợi ý trả lời câu hỏi Câu 1. Nhận xét về phong cảnh thiên nhiên ở bài thơ: - Thiên nhiên trong bài thơ là hình anh quen thuộc của cảnh sắc quê hương đất nước. Đi vào thơ Huy Cận, thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, sáng trong nhưng nhuốm màu sắc tâm trạng chủ thể ...
Soạn bài tràng giang của Huy Cận I. Gợi ý trả lời câu hỏi Câu 1. Nhận xét về phong cảnh thiên nhiên ở bài thơ: - Thiên nhiên trong bài thơ là hình anh quen thuộc của cảnh sắc quê hương đất nước. Đi vào thơ Huy Cận, thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, sáng trong nhưng nhuốm màu sắc tâm trạng chủ thể trữ tình nên tất cả đều toát lên vẻ đìu hiu, quạnh quẽ. - Rất nhiều hình ảnh được lựa chọn: Sóng gợn, thuyền xuôi mái, cành củi khô, bèo dạt, bờ xanh, bãi vàng, mây núi, cánh ...
của Huy Cận
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhận xét về phong cảnh thiên nhiên ở bài thơ:
- Thiên nhiên trong bài thơ là hình anh quen thuộc của cảnh sắc quê hương đất nước. Đi vào thơ Huy Cận, thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, sáng trong nhưng nhuốm màu sắc tâm trạng chủ thể trữ tình nên tất cả đều toát lên vẻ đìu hiu, quạnh quẽ.
- Rất nhiều hình ảnh được lựa chọn: Sóng gợn, thuyền xuôi mái, cành củi khô, bèo dạt, bờ xanh, bãi vàng, mây núi, cánh chim… đều nghiêng về gợi nỗi buồn.
Câu 2. Hiểu như thế nào về câu thơ đề từ:
Bâng khuân trời rộng nhớ sông dài.
- Trước hết các em cần hiểu đề từ không chỉ là cách làm đẹp cho bài thơ về mặt hình thức mà chủ yếu nó là điểm tựa cho cảm hứng, ý tưởng của tác giả trong tác phẩm; đề từ có mối quan hệ mật thiết với thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
- Từ”buâng khuâng”, “nhớ” trong câu đề từ là trạng thái nội tâm chủ yếu của chủ thể trữ tình – Theo kết trật tự từ câu chữ thì lời đề có các tầng nghĩa:
+ Trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài.
+ Nỗi bâng khuâng nhớ nhung con người trước cái mênh mông của đất trời.
- > Nỗi lòng nhà thơ không chỉ nặng trĩu nhớ nhung mà còn cảm thông với nỗi buồn sông núi.
Câu 3. Hai câu kết trong bài Tràng Giang của Huy Cận
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Và hai câu kết trong bài “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
- Nét giống: Cả hai nhà thơ đều đứng trước dòng sông vào lúc chiều tà và đều nhớ quê nhà.
- Nét khác: Khói sóng gợi cho Thôi HIệu nhớ tới quê hương + Trên sông không có khói mà lòng của Huy Cận vẫn dợn dợn nỗi nhớ quê nhà. Nỗi nhớ thường trực trong lòng.
Câu 4. Bài thơ Tràng giang vừa cổ điện vừa hiện đại
- Vẻ đẹp cổ điện thể hiện ở nhiều phương diện:
+ Mỗi dòng 7 chữ ngắt nhịp đều đặn, mỗi khổ 4 dòng. Tách ra, mỗi khổ như một bài thơ tứ tuyệt.
+ Cách thức miêu tả thiên nhiên theo bút pháp hội họa cổ điện: một vài nét đơn sơ nhưng ghi được hồn tạo vật.
+ Mượn cảnh ngụ tình.
+ Sự trang nhã, thanh cao toát ra từ hình ảnh, ngôn từ…
- Chất hiện đại thể hiện trong cách cảm nhận sự vật, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời. (Khát khao sự sống, khát khao sự hòa hợp giữa con người với nhau, niềm thiết tha với giang sơn Tổ quốc).