Cảm nhận về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm Huy Cận (1919 – 2005) cũng như nhiều thanh niên thời đó nhận thức được cuộc đời sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường hay có nỗi buồn cô đơn. Bài thơ Tràng Giang được trích trong tập thơ Lửa Thiêng và được xem là một bản ngậm ngùi ...
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm Huy Cận (1919 – 2005) cũng như nhiều thanh niên thời đó nhận thức được cuộc đời sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường hay có nỗi buồn cô đơn. Bài thơ Tràng Giang được trích trong tập thơ Lửa Thiêng và được xem là một bản ngậm ngùi dài. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng. Khi cảm thụ bài thơ này các em lưu ý ...
Đề bài:
Bài làm
Huy Cận (1919 – 2005) cũng như nhiều thanh niên thời đó nhận thức được cuộc đời sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường hay có nỗi buồn cô đơn. Bài thơ Tràng Giang được trích trong tập thơ Lửa Thiêng và được xem là một bản ngậm ngùi dài. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng.
Khi cảm thụ bài thơ này các em lưu ý từ ngoại ảnh (những điều tác giả miêu tả) mà cảm nhận tâm cảnh (nỗi lòng người trong cảnh).
Khổ 1:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy giòng.
- Hình ảnh quan sát được trên dòng sông rất chân thực nhưng đầy sức gợi.
+ Sóng gợn tràng giang thật nhẹ nhàng, lan tỏa đến vô cùng – gợi nỗi buồn mênh mang (buồn điệp điệp)
+ Con thuyền buông xuôi mái chèo một cách thủ động, mặc cho dòng nước đẩy đưa gợi sự lênh đênh. So với sông nước tràng gian nó cũng hết sức lẻ loi, bé nhỏ.
+ Hình ảnh “nước song song” “thuyền về nước lại” không hứa hẹn về sự hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là chia lìa, xa cách.
+ Đặc biệt gợi cảm là câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Hoàn toàn là tả thực, không sa vào ước lệ sáo mòn. Một cành khô nhỏ bé, mỏng manh, lạc loài giữa mênh mông sóng nước biết trôi dạt về đâu. Người trong cảnh không thể không chạnh lòng nghĩ đến thân phận mình: một cá thể nhỏ nhoi, bơ vơ trôi dạt giữa dòng đời.
+ Chú ý khai thác nghệ thuật của khổ thơ: Phép đối (buồn điệp điệp – nước song song; sầu trăm ngả - lạc mấy dòng); từ láy âm (điệp điệp, song song); tương phản giữa cá thể và vũ trụ (một cành / mấy dòng).
- > Khổ thơ gợi nỗi buồn về sự chia li, tách biệt thiếu giao cảm giữa các cá thể với nhau, đặc biệt là nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định giữa cuộc đời.
Khổ 2:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
- Hai câu đầu làm nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều. Đứng trong cảnh không gian đó, con người lại càng cô đơn, càng khát khao được nghe những tiếng vọng thân thiết của cuộc đời (nghê thuật dùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” vừa có giá trị tạo hình vừa có khả năng biểu đạt tâm trạng sâu sắc: gợi lên được sự buồn bã, quạng vắng, cô đơn…. Nhà thơ tìm kiếm âm thanh cuộc sống của con người (đâu tiếng …. Chợ chiều) nhưng đồng thời phụ định ngay trong cách dùng từ “đâu” (không có). Chợ ở một làng xa, lại là chợ chiều, mà chợ đã vãn thì làm sao còn tiếng. Tất cả đều vắng lặng cô tích. Những từ: chiều, xa, vãn, góp phần triệt tiêu âm thanh, triệt tiêu điều tác giả khát khao tìm kiếm).
- Hai câu cuối khổ thơ, không gian được mở rộng ra nhiều chiều: cao, sâu, rộng, dài. Trong vụ trũ vô cùng, thăm thẳm ấy không chỉ cảnh vắng, cô lieu mà lòng người cũng như rợn ngợp, bởi sự bé nhỏ, lạc loài của cá thể trước cái mênh mông của đất trời. (Hàng loạt từ mở không gian ra nhiều hướng: xuống, lên, sâu chót vót, dài, rộng). Các kết hợp từ rất độc đáo “sâu chót vót” vừa gợi được độ cao của bầu trời vừa gợi được chiều sâu thăm thẳm của vũ trụ. Cách ngắt nhịp thơ có hiệu quả diễn ý: “Sông dài, trời rộng, bến cô lieu”, tô đậm thêm tính chất phân li của các sự vật).
Khổ 3:
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Tiếp tục khắc sâu, tô đậm mạch cảm xúc đã thể hiện ở hai khổ đầu.
- Cái hiện hữu trước mắt vẫn là những hình ảnh gợi sự lênh đênh, vô định (bèo dạt về đâu) và tĩnh vắng, cô liêu (bờ xanh tiếp bãi vàng).
Chú ý khai thác hiệu quả nghệ thuật: từ ngữ gợi sự liên tiếp, nối tiếp của hình ảnh buồn (hàng nối hàng; bờ…tiếp…bãi…); Đạo ngữ (lặng lẽ).
- Hình ảnh mà thi sĩ khát khao tìm kiếm là “Chuyến đò ngang”, là “cây cầu” nhưng sự phụ định đãn nằm ngay trong điệp từ “không”. Cảm thức về sự cô đơn lạc loài trước cảnh sông dài trời rộng đã khiến nhà thơ mong được đón nhận tiếng nói của con người (Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều), mong được nhìn thấy sự giao lưu, gần gũi giữa con người với con người nhưng tất cả vẫn là sự cách ngăn (Hình ảnh con đò, chiếc cầu tượng trưng cho sự giao lưu đôi bờ nhưng không có). Nhà thơ không chỉ buồn khi đối diện với vụ trũ bao la, mà còn buồn về cuộc đời, về nhân thế.
Khổ 4.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc...
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
- Khổ thơ này mang màu sắc. Đường thi khá rõ từ hình ảnh ước lệ (cánh chim hướng về núi chỉ cảnh chiều tối) đến cách dùng một số thi liệu thơ Đường (Hình ảnh “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Thu hứng “Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm – Mặt đất mây đùn cửa ải xa” đều nhằm chỉ sự hùng vĩ của thiên nhiên. Tuy nhiên câu thơ của Huy Cận miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng). Hoặc hai câu thơ cuối phảng phất ý vị thơ Thôi Hiệu “Quê Hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” – Nêu cái buồn của Thôi Hiệu bắt nguồn trực tiếp từ ngoại cảnh thì nỗi sầu nhớ của Huy Cận có căn nguyên từ cõi lòng).
- Hình thức ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng cảm xúc chứa đựng trong lớp ngôn từ đó lại mang tình hiện đại: cái tôi bơ vơ, cố đơn, rợn ngợp trước cuộc đời. Hình ảnh “Chim nghiêng cánh nhỏ” gợi cảm giác chấp chới, rợn ngợp. Nỗi nhớ nhà “dợn dợn” trong lòng. Đó chính là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn trống vắng của tác giả, chứ không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê.
Bài thơ Tràng giang gợi lên nỗi bơ vơ, buồn bả của con người trước không gian mênh mông, vô biển và nỗi khát khao giao cảm hòa hợp giữa người với người trong tình đất nước.