Soạn bài: Tập đọc Thầy thuốc như mẹ hiền
TUẦN 16: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM - Giọng điệu chung của toàn bài là giọng điệu kể chuyện: thong thả, rõ ràng, lưư loát. - Ngừng nghỉ ở chỗ các dấu câu có trong bài. Nhấn giọng ở những từ ngữ biểu hiện thái độ cảm phục về tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi ...
TUẦN 16: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM - Giọng điệu chung của toàn bài là giọng điệu kể chuyện: thong thả, rõ ràng, lưư loát. - Ngừng nghỉ ở chỗ các dấu câu có trong bài. Nhấn giọng ở những từ ngữ biểu hiện thái độ cảm phục về tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông. B- TÌM HIỂU NỘI DƯNG BÀI 1- Phân đoạn: Bài văn có thể chia làm ba phần để luyện đọc: - Phẩn 1: Gồm đoạn 1, 2 (Từ đầu đến ... “cho thêm gạo ...
TUẦN 16: TẬP ĐỌC
SOẠN BÀI THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
- Giọng điệu chung của toàn bài là giọng điệu kể chuyện: thong thả, rõ ràng, lưư loát.
- Ngừng nghỉ ở chỗ các dấu câu có trong bài. Nhấn giọng ở những từ ngữ biểu hiện thái độ cảm phục về tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
B- TÌM HIỂU NỘI DƯNG BÀI
1- Phân đoạn: Bài văn có thể chia làm ba phần để luyện đọc:
- Phẩn 1: Gồm đoạn 1, 2 (Từ đầu đến ... “cho thêm gạo củi”).
- Phần 2: Gồm đoạn 3 (Từ “Một lần ... càng hối hận”).
- Phẩn 3: Phần còn lại của văn bản.
2- Nội dung bài
Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
Trả lời: Đó là những chi tiết:
- Nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, Lãn Ông đã tự tìm đến thăm.
- Ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn.
- Ông không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Câu 2: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
Trả lời: Điều thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ là lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc. Người phụ nữ chết không phải do ông gây ra nhưng ông tự buộc tội mình “như mắc phải tội giết người” và ông vô cùng ân hận. Lẽ ra, dù khuya bao nhiêu nêu ông đến khám và cho thuốc kịp thời thì chưa chắc người bệnh qua đời. Điều day dứt, ân hận đó xuất phát từ “y đức” của Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 3: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
Trả lời: Có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi là vì: nhiều lần vua chúa vời ông vào cung, tiến cử vào chức Ngự y nhưng ông đã khéo léo từ chối.
Câu 4: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
Trả lời: Theo em hiểu nội dung hai câu thơ:
“Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”.
Nghĩa là: Công danh không phải là cái tồn tại mãi, nó cũng sẽ trôi di như nước, cái mà chẳng đáng được coi trọng. Chỉ có nhân nghĩa là cái tồn tại mãi mãi, cái mới đáng trân trọng, đáng quý nhất ở đời.
* Nội dung chính: Ca ngợi tấm lòng thương người và nhân cách cao cả của Hải Thượng Lãn Ông - một tấm gương sáng về y đức và nhân cách cao cả của một người thầy thuốc.