01/06/2017, 11:38

Soạn bài: Tập đọc Hạt gạo làng ta

TUẦN 14: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI HẠT GẠO LÀNG TA A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa được sáng tác theo thể thơ bốn chữ, mang âm hưởng của những bài đồng dao. Nhịp thơ chủ yếu ngắt theo từng dòng thơ biểu hiện những cảm xúc hồn nhiên, tươi mát của trẻ thơ. Tuy vậy khi đọc cũng cần ...

TUẦN 14: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI HẠT GẠO LÀNG TA A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa được sáng tác theo thể thơ bốn chữ, mang âm hưởng của những bài đồng dao. Nhịp thơ chủ yếu ngắt theo từng dòng thơ biểu hiện những cảm xúc hồn nhiên, tươi mát của trẻ thơ. Tuy vậy khi đọc cũng cần chú ý những dòng thơ ý chưa trọn mà phải “vắt” sang những dòng thơ sau ý thơ mới hoàn chỉnh được. Cấu tứ mang phong vị của thể thơ “vắt dòng”. Cho nên, tùy thuộc ...

TUẦN 14: TẬP ĐỌC

SOẠN BÀI HẠT GẠO LÀNG TA

A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa được sáng tác theo thể thơ bốn chữ, mang âm hưởng của những bài đồng dao. Nhịp thơ chủ yếu ngắt theo từng dòng thơ biểu hiện những cảm xúc hồn nhiên, tươi mát của trẻ thơ. Tuy vậy khi đọc cũng cần chú ý những dòng thơ ý chưa trọn mà phải “vắt” sang những dòng thơ sau ý thơ mới hoàn chỉnh được. Cấu tứ mang phong vị của thể thơ “vắt dòng”. Cho nên, tùy thuộc vào ý thơ để có cách ngắt nhịp thích hợp với từng dòng thơ, khổ thơ. - Ví dụ khổ thơ (1): Các dòng 2, 4, 6 đọc vắt luôn sang dòng thơ sau. Khố thơ thứ 3 dòng 2, 4, 6, 8 đọc vắt luôn sang dòng thơ kế tiếp. Khổ thơ 4 dòng 1, 2, 3 đọc vắt luôn. Nhưng hai câu thơ cuối thì ngắt ra thành từng nhịp:

Em vui / em hát /

Hạt vàng / làng ta

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Câu 1: Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

Trả lời: Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mờ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và công sức củavcon người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.

Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?

Trả lời: Đó là những hình ảnh:

- Giọt mồ hôi sa.

- Những trưa tháng sáu.

- Nước như ai nấu. 

- Chet ca cá cờ.

- Cua ngoi lên bờ.

- Mẹ em xuống cấy.

Câu 3: Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?

Trả lời: Tuổi nhỏ đã cùng với người mẹ, người chị và các thế hệ khác ở lại hậu phương ra sức thi đua lao động sản xuất để làm ra hạt gạo tiếp tế cho chiến trường. Không kể sáng, trưa, chiều, tuổi nhỏ luôn có mặt ở ngoài đồng ruộng chống hạn, bắt sâu, gánh phân bón lót, bón thúc, làm cỏ ... góp công sức làm ra hạt gạo.

Câu 4: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"?

Trả lời: Hạt gạo được gọi là hạt vàng, vì hạt gạo rất quý. Có được hạt gạo, con người phải đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt "một nắng hai sương" trên đồng ruộng mới làm ra được hạt gạo. Do đó, tác giả mới đem so sánh hạt gạo với hạt vàng và gọi hạt gạo là hạt vàng.

* Nội dung chính: Hạt gạo là sự kết tinh của cả máu, mồ hôi, nước mắt và trí tuệ của con người. Hạt gạo chính là hạt vàng.

0