Soạn bài: Tập đọc Hành trình của bầy ong
TUẦN 12: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM - Bài thơ được sáng tác theo thế lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc. Âm điệu chung của toàn bài là nhẹ nhàng, êm ái, khoan thai theo nhịp 2/2/2 - 4/4. Lưu ý các dòng thơ sau đây: Nối rừng hoang / với biển xa - 3/3 ...
TUẦN 12: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM - Bài thơ được sáng tác theo thế lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc. Âm điệu chung của toàn bài là nhẹ nhàng, êm ái, khoan thai theo nhịp 2/2/2 - 4/4. Lưu ý các dòng thơ sau đây: Nối rừng hoang / với biển xa - 3/3 Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào - 3/5 Lặng thầm thay / những con đường ong bay - 3/5 Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày - 3/5 - Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ ...
TUẦN 12: TẬP ĐỌC
SOẠN BÀI HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
- Bài thơ được sáng tác theo thế lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc. Âm điệu chung của toàn bài là nhẹ nhàng, êm ái, khoan thai theo nhịp 2/2/2 - 4/4. Lưu ý các dòng thơ sau đây:
Nối rừng hoang / với biển xa - 3/3
Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào - 3/5
Lặng thầm thay / những con đường ong bay - 3/5
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày - 3/5
- Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của bầy ong.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1- Phân đoạn: Chia làm ba đoạn để luyện đọc:
- Đoạn 1: Khố thơ đầu: Ý nói: Sự kiên nhẫn của bầy ong trong cuộc hành trình vô tận của mình.
- Đoạn 2: Khổ thứ 2, 3: Ý nói: Những nẻo đường và những miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong.
- Đoạn 3: Khố thơ cuối: Ý nói: Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình.
2- Nội dung bài
Câu 1: Những chi tiết nào trong khố thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
Trả lời: Đó là những chi tiết:
- Đôi cánh đẫm nắng trời, bay đến trọn đời, nẻo đường xa, thời gian vô tận.
Câu 2: Bầy ong đi tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
Trả lời: Bầy ong đi tìm mật ở những nơi: “thăm thẳm rừng sâu”, nơi “bờ biển sóng tràn”, nơi “quần đảo khơi xa”. Nơi ong đến là nơi có hoa chuối, hoa ban, hoa của hàng cây chắn bão, hoa của hàng cây chưa có tên. Nơi ong đến bao giờ cũng là nơi có vẻ đẹp đặc biệt của phong cảnh vào mùa hoa nở.
Câu 3: Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
Trả lời: Em hiểu câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” là có ý ca ngợi bầy ong chăm chỉ, cần cù, giỏi giang, đến nơi đâu ong cũng tim được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc sống con người và cho chính loài ong.
Câu 4: Qua hai câu thơ cuối bài, tác giả muôn nói điều gì về công việc của loài ong?
Trả lời: Tác giả muốn nói đến công việc chế biến tài tình từ nhụy hoa thành ra một sản phẩm gọi là mật. Mật là vị ngọt, là hương thơm của hoa. Dù mùa hoa đã tàn mà mật vẫn còn đó, nghĩa là mùa hoa vẫn tồn tại với con người không bao giờ tàn phai.
* Nội dung chính: Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của loài ong, cần cù tìm hoa hút nhụy làm mật, giữ hộ cho con người hương vị của các mùa hoa đã tàn phai để lại hương thơm vị ngọt cho đời.