Soạn bài: Tập đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
TUẦN 21: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA A. KĨ NĂNG ĐỌC: Bài văn được viết theo thể kể chuyện. Vì vậy khi đọc cần đọc chậm rãi rõ ràng như người đang kể chuyện. Ngữ điệu lên xuống phù hợp với từng đoạn văn. Ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu có trong bài, nhấn giọng ở những động ...
TUẦN 21: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA A. KĨ NĂNG ĐỌC: Bài văn được viết theo thể kể chuyện. Vì vậy khi đọc cần đọc chậm rãi rõ ràng như người đang kể chuyện. Ngữ điệu lên xuống phù hợp với từng đoạn văn. Ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu có trong bài, nhấn giọng ở những động từ, tính từ biểu thị hành động tính chất của người, sự việc. B. TÌM HIỂU BÀI: Câu 1. Em hiểu ‘'nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì? ...
TUẦN 21: TẬP ĐỌC
SOẠN BÀI ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
A. KĨ NĂNG ĐỌC:
Bài văn được viết theo thể kể chuyện. Vì vậy khi đọc cần đọc chậm rãi rõ ràng như người đang kể chuyện. Ngữ điệu lên xuống phù hợp với từng đoạn văn. Ngừng nghỉ đúng chỗ có các dấu câu có trong bài, nhấn giọng ở những động từ, tính từ biểu thị hành động tính chất của người, sự việc.
B. TÌM HIỂU BÀI:
Câu 1. Em hiểu ‘'nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?
Gợi ý: Theo em hiểu nghĩa là khi đất nước cần mình (để bảo vệ Tổ quốc đánh giặc ngoại xâm hoặc kiến thiết xây dựng đất nước...) tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chính là tiếng gọi của nhân dân, tiếng gọi của cha ông cần mình ra giúp nước. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chính là nghe theo tiếng gọi của cha ông, là sự thể hiện tình cảm, lòng yêu nước thiết tha của mình.
Câu 2. Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
Gợi ý: Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
Câu 3. Nêu đóng góp của Trần- Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
Gợi ý: Có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm úy ban Khoa học và kĩ thuật Nhà nước.
Câu 4. Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
Gợi ý: Nhà nước đánh giá rất cao những công hiến của ông.
Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
Câu 5. Theo em, nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy?
Gợi ý: Trước hết là ông có lòng yêu nước sâu sắc sẵn sàng từ bỏ nơi phồn hoa phú quv để trở về tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông còn là một người tận tụy với công việc, say mê khoa học, ham học hỏi, ham cống hiến cho dân tộc, cho Tổ quốc, cho khoa học.
* Đại ý: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.