Soạn bài: Tập đọc Chuyện cổ tích về loài người
TUẦN 19: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI A. KĨ NĂNG ĐỌC Bài thơ được viết theo thể năm chữ, nhịp đi đều đặn, chậm rãi như một lời kể chuyện. Âm điệu êm dịu nhẹ nhàng. Mỗi dòng thơ là một nhịp. B. TÌM HIỂU BÀI Câu 1. Trong “câu chuyện cổ tích” này ai là người được sinh ra ...
TUẦN 19: TẬP ĐỌC SOẠN BÀI CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI A. KĨ NĂNG ĐỌC Bài thơ được viết theo thể năm chữ, nhịp đi đều đặn, chậm rãi như một lời kể chuyện. Âm điệu êm dịu nhẹ nhàng. Mỗi dòng thơ là một nhịp. B. TÌM HIỂU BÀI Câu 1. Trong “câu chuyện cổ tích” này ai là người được sinh ra đầu tiên? Gợi ý: Người sinh ra đầu tiên, đó là trẻ em. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, dáng cây ngọn cỏ cũng không có, trụi trần. Câu 2. Sau khi trẻ sinh ra, vì ...
TUẦN 19: TẬP ĐỌC
SOẠN BÀI CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
A. KĨ NĂNG ĐỌC
Bài thơ được viết theo thể năm chữ, nhịp đi đều đặn, chậm rãi như một lời kể chuyện. Âm điệu êm dịu nhẹ nhàng. Mỗi dòng thơ là một nhịp.
B. TÌM HIỂU BÀI
Câu 1. Trong “câu chuyện cổ tích” này ai là người được sinh ra đầu tiên?
Gợi ý: Người sinh ra đầu tiên, đó là trẻ em. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, dáng cây ngọn cỏ cũng không có, trụi trần.
Câu 2. Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
Gợi ý: Bởi vì trẻ rất cần tình yêu, lời ru sự bế bồng chăm sóc của người mẹ.
Câu 3. Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì?
Gợi ý: Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan biết suy nghĩ, biết mở rộng tầm nhìn về cuộc sống.
- Thầy giáo giúp trẻ học hành, giúp trẻ hiểu biết lịch sử loài người...
Câu 4. Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?
Gợi ý: Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.
* Đại ý: Những gì sinh ra ở trên đời này là vì cuộc sống của con người, của trẻ em. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.