Soạn bài Khái Quát văn học dân gian việt nam văn lớp 10
Soạn bài Khái Quát văn học dân gian việt nam văn lớp 10 1. Khái niệm văn học dân gian – Văn học dân gian là văn học truyền miệng đây là kết quả hay là tác phẩm của cả một tập thể lớn, được lưu truyền trong dân gian theo phương thức truyền miệng, thể loại văn học dân gian đuợc lưu truyền rộng ...
Soạn bài Khái Quát văn học dân gian việt nam văn lớp 10 1. Khái niệm văn học dân gian – Văn học dân gian là văn học truyền miệng đây là kết quả hay là tác phẩm của cả một tập thể lớn, được lưu truyền trong dân gian theo phương thức truyền miệng, thể loại văn học dân gian đuợc lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nó được sử dụng phổ biến để làm kinh nghiệm trong sản xuất cũng như đời sống. 2. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian – Văn học ...
1. Khái niệm văn học dân gian
– Văn học dân gian là văn học truyền miệng đây là kết quả hay là tác phẩm của cả một tập thể lớn, được lưu truyền trong dân gian theo phương thức truyền miệng, thể loại văn học dân gian đuợc lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nó được sử dụng phổ biến để làm kinh nghiệm trong sản xuất cũng như đời sống.
2. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
– Văn học dân gian là văn bản của cả một tập thể lớn:
+ Từ xưa văn học đã là một đề tài muôn thủa cho tất cả mọi người, trong xã hội cũ khi tăng gia sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe khi còn lao động tập thể và hoạt động sản xuất đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .
-Văn học dân gian được lưu truyền theo phương thức truyền miệng:
+ Những tác phẩm hay đều được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó được tiếp nối trong xã hội và được lưu truyền rộng rãi những tác phẩm dễ nghe, dễ thuộc và đi sâu vào lòng người.
-Văn học dân gian sáng tác ra đều nhằm phục vụ cho việc tăng gia sản xuất và nhu cầu đời sống của con người:
+ Từ xa xưa ông cha ta đã có những câu ca dao, và nhờ quá trình sáng tác tập thể mà quá trình sản xuất đã được tăng gia và không ngừng được nâng lên, những câu ca và những điệu hò đã làm xua tan đi những mệt mỏi của người dân trong lao động sản xuất.
2. Hệ thống thể loại của văn học dân gian.
– Văn học dân gian là một hệ thống thể loại phong phú, bao gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn, ca do hò, vè, thần thoại sử thi truyền thuyết, ngụ ngôn….
Ví dụ như : ca dao than thân tình nghĩa , tục ngữ lao động sản xuất …
Nhiều thể loại phong phú do vậy văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong thể loại văn học ở Việt Nam.
3. Giá trị cơ bản của văn học dân gian
– Văn học dân gian thể hiện quan điểm và nhận thức của nhân dân trong quá trình lao động và sản xuất, qua đó để lại giá trị vô cùng to lớn về kinh nghiệm nhận thức cũng như những giá trị về mặt văn hóa cho cả một dân tộc, những nhận thức tư tưởng của nhân dân được sáng tạo qua những sáng tác tập thể nó có tác dụng thúc đẩy sự nhận thức cũng như mức độ cảm nhận văn học của mọi người,ở đây mỗi người có thể sử dụng những vốn hiểu biết và những kinh nghiệm tích lũy của cá nhân để tạo nên những bài ca dao, tục ngữ có giá trị cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau.
VD: cơn đàng đông vừa trông vừa chạy cơn đằng nam vừa làm vừa chơi…
-Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo đức của con người, ví dụ đạo lý ở hiền gặp lành ác giả ác báo… qua truyện tấm cám hay Thạch Sanh, văn học khuyên con người tới việc tu dưỡng đạo đức tới việc làm điều tốt, nó vừa có ý nghĩa giáo dục và có ý nghĩa thẩm mĩ. Nhắc tới văn học là nhắc tới cái đẹp nên văn học luôn phản ảnh và giáo dục nên những cái đẹp những cái trong sáng thuần khiết.
-Văn học dân gian có giá trị to lớn về mặt thẩm mĩ: những tác phẩm được sáng tác đều được thẩm thấu qua nghệ thuật của tác giả và qua quá trình sáng tác và để lại những giá trị thẩm mĩ to lớn, ví dụ những sáng tác về quê hương đất nước, văn học mang giá trị thẩm mĩ rất lớn lao, những sáng tác đó chủ yếu dựa trên thiên nhiên, kinh nghiệm của con người để sáng tác nên những câu ca dao những tác phẩm có giá trị để lại rất lớn lao cho nền văn học Việt Nam.