Soạn bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Đề bài: Soạn bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng lớp 10. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Lý Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ – Quê ở Lũng Tây Trung Quốc – Ông là một trong hai nhà thơ nổi tiếng vĩ đại nhất nền văn học Trung Quốc, tên ...
Đề bài: Soạn bài Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng lớp 10. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Lý Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ – Quê ở Lũng Tây Trung Quốc – Ông là một trong hai nhà thơ nổi tiếng vĩ đại nhất nền văn học Trung Quốc, tên tuổi của ông sánh ngang với những nhà thơ lớn trên thế giới – Bản thân ông là một con người tài hoa, thông minh hơn người ...
Đề bài: lớp 10.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Lý Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ
– Quê ở Lũng Tây Trung Quốc
– Ông là một trong hai nhà thơ nổi tiếng vĩ đại nhất nền văn học Trung Quốc, tên tuổi của ông sánh ngang với những nhà thơ lớn trên thế giới
– Bản thân ông là một con người tài hoa, thông minh hơn người
– Ông hướng đến nền thơ ca lãng mạn
– Nội dung thơ phong phú: thiên nhiên, tình bạn…
2. Tác phẩm
a. Nhan đề:
– Lầu Hoàng Hạc là một địa danh nổi tiếng ở trung Quốc, là một di tích lịch sử, một di chỉ thần tiên
– Quảng Lăng là một địa danh trong thành Dương Châu
– Mạnh Hạo Nhiên là một người bạn thơ của Lý Bạch hơn nhau nhiều tuổi nhưng lại là tri kỉ của nhau
-> Nhan đề có ý nghĩa là tiễn bạn hiền trên lầu Hoàng hạc đi Quảng Lăng
b. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
c. Bố cục :2 phần
– Phần 1: 2 câu đầu: cảnh tiễn biệt
– Phần 2: còn lại: tình người tiễn biệt
II. Phân tích
1. Cảnh tiễn biệt
– Cảnh tiễn biệt được diễn ra trên lầu Hoàng Hạc, điểm đến của người đi là Dương Châu
– “lên đường” thể hiện sự ra đi, chia ly
– “hoa khói” -> thể hiện sự phồn hoa đô hội.
– Người bạn mà nhà thơ tiễn biệt chính là “cố nhân” hai từ ấy chỉ dành cho những người bạn tri kỉ có thâm niên cao. Và tình cảm của nhà thơ với bạn mình đã được ba năm kể từ khi gặp mặt.
– Từ biệt Hoàng Hạc từ biệt nhà thơ người cố nhân ấy xuôi dòng đến chốn Dương châu phồn hoa đô hội.
-> Hai câu thơ đầu nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh tiễn biệt người bạn tri kỉ của mình. Cảnh vật cũng như mang một màu tâm trạng chung với con người. Hình ảnh Dương Châu gắn với những chốn phồn hoa đô hội nơi vui vẻ đông đúc trái ngược với tâm trạng của nhà thơ buồn bac trống vắng chỉ còn lại một mình.
– Bản dịch của nhà thơ Ngô Tất Tố đã bỏ mất đi chữ “bích” không thể hiện rõ được ý của bài thơ Lý Bạch.
– Bóng buồm đã khuất dạng chỉ còn lai bầu trời bao la rộng lớn -> điều đó chứng tỏ nhà thơ vẫn còn đang luyến tiếc đứng ngóng bạn mình cho đến tận mãi khi khuất bóng mới thôi.
-> Cuộc chia ly nào cũng mang đến cảm xúc nhiều nhất cho người ở lại. Bởi họ chẳng thể dịch chuyển đi đâu chỉ ở đó mà ôm cái hoài niệm về một thời đã xa. Còn người đi thường họ xác định được mục đích của mình nên họ sẽ chỉ buồn nhưng rồi sẽ chóng bắt tay vào những việc mình định làm chỉ có người ở lại là luôn nhớ thương thường trực.
– Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, miêu tả thiên nhiên tinh tế, ngôn ngữ đường thi