Soạn bài những ngày đầu của nước việt nam mới của Võ Nguyên Giáp
Đề bài: Soạn bài những ngày đầu của nước việt nam mới của Võ Nguyên Giáp I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Võ Nguyên Giap sinh năm 1911, quê ở Quảng Bình. Ông là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của nước Việt Nam ta. Trong tổ chức Đảng ông nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng 2. Tác phẩm – Những năm ...
Đề bài: Soạn bài những ngày đầu của nước việt nam mới của Võ Nguyên Giáp I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Võ Nguyên Giap sinh năm 1911, quê ở Quảng Bình. Ông là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của nước Việt Nam ta. Trong tổ chức Đảng ông nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng 2. Tác phẩm – Những năm tháng không thể nào quên thuộc thể loại hồi kí ghi chép những gì trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng – ...
Đề bài:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Võ Nguyên Giap sinh năm 1911, quê ở Quảng Bình. Ông là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của nước Việt Nam ta. Trong tổ chức Đảng ông nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng
2. Tác phẩm
– Những năm tháng không thể nào quên thuộc thể loại hồi kí ghi chép những gì trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng
– Được thể hiện dưới hình thức tác giả tự kể hoặc người khác kể ghi lại và thể hiện
– Nội dung nói về những sự kiến chính trị quan trọng, kể về những gì mình đã trải qua
– Nghệt thuật mang tính xác thực cao
-> Có thể nói tác phẩm vừa có giá trị lịch sử lại có giá trị văn học và xá hội
3. Đoạn trích những ngày đầu của nước Việt Nam mới
a. Vị trí: thuộc chương 12 do nhà văn Hữu Mai thể hiện
b. Bố cục 4 phần:
– Phần 1: từ đầu -> vào miền bắc: đoạn nói lên tư thế hiên ngang của dân tộc ta trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, những phút giây hiểm nghèo của dân tộc được tái hiện lại
– Phần 2: tiếp –> thêm trầm trọng: những khó khăn của đất nước
– Phần 3: tiếp –>ba trăm bảy mươi kilo gam vàng: những biện pháp cải thiện xã hội của Đảng ta
– Phần 4: còn lại: hình ảnh của Bác Hồ
c. Điểm nhìn trần thuật: đó là bối cảnh đất nước ta những năm 1970
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Những suy nghĩ của tác giả
– Tác giả so sánh với hoàn cảnh nước ta những năm 1945. Khi ấy quân Tưởng ồ ạt kéo vào nước ta theo nhiều hướng thế nhưng bây giờ quân Mỹ có nói gì thì cũng chỉ hoài công
– Năm 1945 nước ta chưa có tên trên bản đồ thế giới nhưng giờ đây đã có tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
– Sau những so sánh ấy tác giả thể hiện sự tự hào dân tộc mình. Tiếp đó tác giả nói về nước Việt Nam ta những ngày mới:
• Khi mới ra đời nước ta đã phải gặp rất nhiều khó khăn
+> nằm giữa bốn bể hùm sói phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, phải tìm mọi cách để sống còn
+> Đảng ta thì hoạt động bí mật, bộ đội ta hoạt động dưới danh nghĩa là Việt Minh nhưng chính quyền mới của ta chưa một nước nào công nhận
+> kinh tế khi ấy khó khăn: hoạt động kinh tế với các nước thì trì trệ, cả kho bạc chỉ còn 1 triệu bác rách. Ruộng đất vẫn ở trong tay địa chủ, thiên tai thì xảy ra thường xuyên
+>Chính trị: nạn thất nghiệp tăng, thực dân Pháp sang xâm lược
-> Khó khăn của đất nước ta khi ấy quả thật là trầm trọng nếu cứ như thế này thì đất nước ta mãi mãi không thể nào ngóc đầu dậy được. Điều đó cũng đồng nghĩa nhân dân phải sống kiếp nô lệ tù đày. Chính vì thế Đảng ta đã đề ra những chính sách nhầm cứu vãn tình hình đất nước
• Chính sách của Đảng ta nhằm khôi phục đất nước giữ vững chính quyền mới xây dựng
+> Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng
+> giải tán chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới với nhiều chính sách mới thành lập cơ quan từ trung ương đến địa phương
+> Thi hành một số chính sách: địa chủ phải giảm tổ 25%, xóa nợ cho nhân dân, toàn dân tăng cường học chữ quốc ngữ, kêu gọi mọi người hưởng những tuần lễ vàng, một nắm khi đói bằng một gói khi no…để diệt giặc dốt, giặc đói
-> Và sau những cố gằng ấy nhà nước Việt Nam bắt đầu đi vào ổn định đất nước, nội lực quốc gia được tăng lên.
2. Hình ảnh Bác Hồ
– Bác toàn tâm toàn ý vì cách mạng Việt Nam vì nhân dân Việt Nam, cả cuộc đời Bác chưa bao giờ ngừng nghỉ, Bác vẫn đi đi tìm con đường cho nhân dân Việt Nam thoát khỏi áp bức nô lệ
– Bác chủ trương xây dựng mối quan hệ những người có mặt trong bộ máy chính quyền với người dân
– Đề ra ba nhiệm vụ quan trọng của đất nước khi ấy là: diệt giặc dốt, giặc đó, giặc ngoại xâm
– Lý tưởng và tấm lòng của người được tác giả miêu tả rằng:
• Nước độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lý gì
• Hạnh phúc cho nhân dân đó là mục tiêu của giành chính quyền và giữ vững chính quyền ấy
-> Và sau những gì nói về hình ảnh của Bác Hồ tác giả tự hào trân trọng nghiêng mình kết luận một câu rất chính xác “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng”. Bác không chỉ là một vị lãnh tụ đất nước mà bác còn là một vị cha già kính yêu của dân tộc ta
III. Tổng kết
– Nội dung: kể về những nỗ lực của Đảng ta trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc nhưng với chính sách đúng đắn sáng suốt Bác Hồ và Đảng ta đã nhanh chóng vượt qua khó khăn để giữ vững chính quyền bảo vệ hạnh phúc tự do của nhân dân
– Nghệ thuật: xuất phát từ điểm nhìn trần thuật là một người đứng trong bộ máy chính trị của Đảng, là một vị anh hùng dân tộc trong kháng chiến vì thế những câu chuyện nêu trên đều là câu chuyện có thật trong lịch sử chính xác và mang tính toàn cảnh