Soạn bài thơ bác ơi của Tố Hữu
Đề bài: Soạn bài thơ bác ơi của Tố Hữu I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002) – Quê ở làng Phù Lai- Quảng Thọ- Quảng Điền- Thừa Thiên Huế. Đây là mảnh đất thơ mộng trữ tình còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa – Gia đình: Tố Hữu sinh ra ...
Đề bài: Soạn bài thơ bác ơi của Tố Hữu I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002) – Quê ở làng Phù Lai- Quảng Thọ- Quảng Điền- Thừa Thiên Huế. Đây là mảnh đất thơ mộng trữ tình còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa – Gia đình: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, thời đại nước mất nhà tan – Bản thân Tố Hữu là một người sớm có tình yêu và năng khiếu văn học. ...
1. Tác giả
– Quê ở làng Phù Lai- Quảng Thọ- Quảng Điền- Thừa Thiên Huế. Đây là mảnh đất thơ mộng trữ tình còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa
– Gia đình: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, thời đại nước mất nhà tan
– Bản thân Tố Hữu là một người sớm có tình yêu và năng khiếu văn học. Đến khi thanh niên ông tích cực tham gia vào các hoạt động cách mạng. Có những lần bị bắt vào tù nhưng ông đã vượt ngục thành công
– Tố Hữu là một trong những tác gia của nền văn học Việt Nam ta. Khối lượng tác phẩm đồ sộ lại tràn đầy ý nghĩa. Đời thơ của ông gắn liền với những chặng đường cách mạng
– Một số tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu:
• Từ ấy (1937-1946)
• Việt Bắc(1946-1954)
• Gió lộng(1955-1961)
• Ra trận, máu và hoa
• Một tiếng đờn, ta với ta
– Nét nghệ thuật trong sáng tác của Tố Hữu là tính trữ tình chính trị, ông luôn hướng đến cái ta chung, niềm vui lớn, lý tưởng lớn.
1. Nỗi đau xót xa trước sự kiện Bác qua đời
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!”
– Con người: Tất cả nhân dân Việt Nam đều thương tiếc Bác mất mấy ngày, nhà thơ từ xa chạy về ngóng lên chân cầu thang chờ Bác xuống nhưng chỉ là vô vọng. Không thể tin nổi Bác đã đi thật rồi
– Cảnh vật: lạnh lẽo, có cái gì đó hoang sơ thiếu đi hơi thở của một con người vĩ đại
-> Cảnh vật và con người như cùng mang một nỗi niềm thương tiếc, cùng khóc cùng mưa. Cảnh vật thì thiếu đi người giản dị chăm sóc những gốc cau, gốc dừa, con người thì mất đi một vị lãnh tụ yêu nước thương dân, mất đi vị cha già kính yêu. Bằng một giọng văn nhẹ nhàng ấm áp nhà thơ đã mang đến một niềm thương xót của toàn dân tộc. Thiên nhiên vắng vẻ, cô quạnh chỉ còn lại một mình. Vị cha già ra đi để lại cách mạng còn dang dở mà cuộc đời của Bác một phần dành cho cách mạng. Cả dân tộc Việt Nam đang hân hoan hồ hởi trong khúc nhạc hào hùng chống lại đế quốc thì bỗng có một đoạn trầm lắng đến như thế này
– Cuộc đời Bác là dành cho cách mạng vì thế cho đến hơi thở cuối cùng Bác cũng vẫn muốn làm cách mạng. Thế nhưng tuổi già sức yếu Bác phải ra đi, Bác không đau mà Bác chỉ thương cho nhân dân ta, lo cho thế hệ dân tộc Việt Nam
– Bác dù đã đi xa nhưng đối với dân tộc ta thì Bác còn sống mãi, Bác hãy con yêu thương những kiếp đời nô lệ những dãy núi những cành hoa và chắc chắn Bác vẫn đấu tranh vì hạnh phúc đơn giản của dân tộc ta “Sữa để em thơ lụa tặng già”
– Bác nhớ miền Nam còn miền Nam mong Bác, lý tưởng của Bác đây sẽ soi sáng cho những thế hệ đi sau noi theo. Bác đâu có mất bác chỉ ngủ một giấc ngủ nghìn thu, Bác sống một đời thanh bạch không vàng son đến khi yên nghỉ
-> Có thể nói Bác không chỉ là một vị lãnh tụ mà Bác còn là một vị cha già kính yêu, Bác sống một đời giản dị đạm bạc và để lại cho con cháu một tấm gương sáng ngời