Soạn bài B - Sơ lược về một số thể loại văn học SBT Ngữ Văn 9 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 113 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Nêu quy tắc về vần, nhịp, cấu trúc thông thường của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Cho ví dụ. ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 113 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Nêu quy tắc về vần, nhịp, cấu trúc thông thường của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Cho ví dụ.
1. Dựa vào những căn cứ nào để phân chia thể loại văn học ? Văn học bao gồm những loại (hay loại hình) nào ? Đặc trưng cơ bản của mỗi loại hình ?
Trả lời:
Dựa vào những đặc điểm của hiện tượng đời sống được miêu tả trong tác phẩm, phương thức chiếm lĩnh thực tại của tác giả, cách thức tổ chức tác phẩm và lời văn mà người ta phân chia ra các thể loại văn học. Có ba loại (hay loại hình) chính là : tự sự, trữ tình, kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận (em nêu đặc trưng cơ bản của mỗi loại, theo phương thức chiếm lĩnh tái hiện đời sống và cách thức tổ chức tác phẩm. Ví dụ : Tự sự thể hiện đời sống qua chuỗi các biến cố, sự kiện và qua lời trần thuật).
2. Trong chương trình THCS, em đã học những thể loại nào của văn học dân gian ? Nêu định nghĩa vắn tắt từng thể loại.
Trả lời:
Đọc phần B, mục I - Một số thể loại văn học dân gian để trả lời câu này.
3. Trong thơ trung đại Việt Nam (cả chữ Hán và chữ Nôm), những thể thơ nào có nguồn gốc Trung Quốc, thể thơ nào là sáng tạo của Việt Nam ? Nêu các ví dụ.
Trả lời:
Đọc phần B, mục II - Một số thể loại văn học trung đại để trả lời câu này.
4. Nêu các quy tắc về niêm, luật, cấu trúc phổ biến của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua một bài thơ thời trung đại.
Trả lời:
Đọc phần B, mục II - Một số thể loại văn học trung đại để trả lời câu này. Có thể lấy bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoặc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến để minh hoạ.
5. Nêu quy tắc về vần, nhịp, cấu trúc thông thường của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Cho ví dụ.
Trả lời:
Thể thất ngôn tứ tuyệt có phần linh hoạt, ít gò bó chặt chẽ hơn thể thất ngôn bát cú. Thể tứ tuyệt cũng chỉ dùng một vần, vần chân, ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, và chỉ dùng vần bằng, về thanh và nhịp cũng tương tự như trong thể thất ngôn bát cú. Cấu trúc của bài tứ tuyệt thường là : khai, thừa, chuyển, hợp hoặc hai câu trên thiên về ngoại cảnh, hai câu dưới thiên về tâm trạng (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh).
6. Có người cho truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam là thuộc thể loại tự sự, có người lại cho đó là thể loại trữ tình. Nêu ý kiến của em.
Trả lời:
Truyện thơ Nôm về cơ bản thuộc loại tự sự, vì có vai trò quan trọng của sự kiện, cốt truyện, nhân vật. Nhưng cũng có yếu tố trữ tình, nhất là ở những truyện Nôm bác học (Truyện Kiều, Hoa tiên, Sơ kính tân trang). Nhiều nhà nghiên cứu coi truyện Nôm là tiểu thuyết bằng thơ.
7. Trong thơ hiện đại Việt Nam (tính từ phong trào Thơ mới 1932 -1945) có những thể thơ nào mới được sáng tạo (kể cả những thể được tạo ra trên cơ sở kế thừa thể thơ truyền thống) ?
Trả lời:
Các thể thơ tự do, thơ văn xuôi là những thể hoàn toàn mới. Các thể tám chữ, bảy chữ (mỗi khổ 4 câu, 1 hoặc 2 vần) là những thể mới, nhưng được tạo ra trên cơ sở câu thơ tám chữ trong thể hát nói và câu bảy chữ trong thể thất ngôn truyền thống. Ngoài ra, các thể bốn chữ, năm chữ, lục bát cũng được tạo ra trên cơ sở các thể này trong thơ ca dân gian.
8. Đọc lại một truyện ngắn hiện đại (Lão Hạc của Nam Cao, Cố hương của Lỗ Tân, Bến quê của Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời trung đại ( Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), rồi nhận xét về sự khác nhau trong cách trần thuật, xây dựng nhân vật.
Trả lời:
Tuy cùng thuộc loại hình tự sự, nhưng truyện ngắn hiện đại có nhiều đổi mới về phương thức tự sự, miêu tả so với truyện ngắn thời trung đại. Truyện ngắn hiện đại sử dụng đa dạng các cách trần thuật, di chuyển các điểm nhìn (từ người trần thuật khách quan ở bên ngoài đến điểm nhìn từ bên trong nhân vật). Cách trần thuật từ ngôi thứ nhất (Lão Hạc, Cố hương) thường chỉ thấy xuất hiện trong truyện hiện đại. Về xây dựng nhân vật cũng có nhiều điểm khác biệt. Nhân vật trong truyện trung đại thường chỉ được hiện ra qua lời kể, qua hành động và đối thoại, ít được thể hiện trực tiếp nội tâm, ít chú trọng khắc hoạ cá tính, vì thế thường thuộc nhân vật loại hình. Trong truyện hiện đại, nhân vật được khắc hoạ từ nhiều phương diện : ngoại hình, hành động và nhất là nội tâm, qua lời người trần thuật và lời đối thoại, độc thoại của nhân vật. Nhân vật cũng có nhiều loại : nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, nhân vật chức năng,...
Sachbaitap.com