Soạn bài sử dụng luận cứ (nâng cao)
Soạn bài sử dụng luận cứ (nâng cao) I. Kiến thức cơ bản 1. Vai trò của luận cứ (dẫn chứng) - Luận cứ là nền tảng, là chất liệu làm nên bài văn nghị luận. - Luận cứ soi tỏ lí lẽ, làm cho lí lẽ thêm chắc chắn và thuyết phục. - Luận cứ giúp cho bài văn nghị luận thêm sinh động với nhiều phương thức ...
Soạn bài sử dụng luận cứ (nâng cao) I. Kiến thức cơ bản 1. Vai trò của luận cứ (dẫn chứng) - Luận cứ là nền tảng, là chất liệu làm nên bài văn nghị luận. - Luận cứ soi tỏ lí lẽ, làm cho lí lẽ thêm chắc chắn và thuyết phục. - Luận cứ giúp cho bài văn nghị luận thêm sinh động với nhiều phương thức biểu đạt được sử dụng. 2. Sử dụng luận cứ a. Tính lũy kiến thức là một cách tạo ra kho cứ liệu – luận cứ phong phú. Bao gồm: - Kiến thức cơ bản, cốt lõi về các lĩnh ...
I. Kiến thức cơ bản
1. Vai trò của luận cứ (dẫn chứng)
- Luận cứ là nền tảng, là chất liệu làm nên bài văn nghị luận.
- Luận cứ soi tỏ lí lẽ, làm cho lí lẽ thêm chắc chắn và thuyết phục.
- Luận cứ giúp cho bài văn nghị luận thêm sinh động với nhiều phương thức biểu đạt được sử dụng.
2. Sử dụng luận cứ
a. Tính lũy kiến thức là một cách tạo ra kho cứ liệu – luận cứ phong phú. Bao gồm:
- Kiến thức cơ bản, cốt lõi về các lĩnh vực khoa học.
- Kiến thức cập nhật – cả số liệu cụ thể, đời sống văn hóa xã hội hằng ngày.
- Nhớ tác phẩm và thuộc các chi tiết hay của tác phẩm.
- Danh ngôn cuộc sống và văn học.
…
b. Chọn luận cứ
- Luận cứ phải phù hợp với luận điểm, góp phần làm sáng tỏ luận điểm.
- Luận cứ phải xác thực, có trích dẫn nguồn gốc.
- Luận cứ phải đầy đủ, tránh cách trích dẫn kiểu cắt xén không hợp lí, hoặc do không thuộc mà đưa luận cứ cẩu thả.
- Luận cứ phải tiêu biểu. Giữa nhiều dẫn chứng gần giống nhau thì trong đó chỉ có một dẫn chứng tiêu biểu nhất, phải biết chọn lựa dẫn chứng ấy.
- Luận cứ phải mới mẻ. Điều này sẽ tránh việc trùng lặp với người khác và thể hiện năng lực đọc của người viết.
c. Cách sử dụng luận cứ trong bài văn nghị luận
- Giới thiệu luận cứ.
- Trích dẫn luận cứ. Nếu trích nguyên văn thì để trong ngoặc kép. Chỉ nhắc lại dẫn chứng thì trình bày bình thường.
- Sử dụng các thao tác lập luận, nhất là thao tác lập luận giải thích và phân tích để luận cứ góp phần làm nổi rõ, sáng tỏ luận điểm.
d. Cấp độ của luận cứ
Trong bài nghị luận văn học, dẫn chứng từ nhỏ đến lớn là: từ, hình ảnh… đoạn tác phẩm, nhân vật, chủ đề, đề tài, hình tượng tác phẩm, tác giả, trào lưu, giai đoạn văn học thậm chí là nền văn học.
Trong bài văn nghị luận xã hội, luận cứ có thể là một số liệu, một lời nói, một sự kiện, một câu chuyện, một cuộc đời…
II. Luyện tập
1. Luận điểm của đoạn văn là: Vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Luận cứ là lời nói của diễn viên.
2. Truyện Người mù sờ voi
Luận điểm: phê phán cái nhìn vấn đề phiến diện.
Luận cứ: Mỗi người mù chỉ nhìn thấy con voi ở một bộ phận mà đã kết luận -> nhìn đối tượng ở một khía cạnh, một phương diện.
3. HS thảo luận rồi xác định luận điểm và luận cứ.