Soạn bài luyện tập về cách tránh một số lỗi về logic (nâng cao)
Soạn bài luyện tập về cách tránh một số lỗi về logic (nâng cao) Bài tập 1. Câu đúng là (1), (4), (6), (8). Câu (2) Hai chân Dít xếp về một bên, ngồi sụp xuống trước mặt anh, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân. Câu diễn đạt sai vì hành động của nhân vật không theo một trình tự tự nhiên. Ngồi ...
Soạn bài luyện tập về cách tránh một số lỗi về logic (nâng cao) Bài tập 1. Câu đúng là (1), (4), (6), (8). Câu (2) Hai chân Dít xếp về một bên, ngồi sụp xuống trước mặt anh, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân. Câu diễn đạt sai vì hành động của nhân vật không theo một trình tự tự nhiên. Ngồi xong mới xếp chân lại một bên. Câu (3) Hay tay chị chắp lên trước ngực, liền thế chân ông cụ. Câu diễn đạt không rõ ràng, phải nói rõ là chị thế chân ông cụ, còn diễn đạt như thế thì dễ ...
Bài tập 1. Câu đúng là (1), (4), (6), (8).
Câu (2) Hai chân Dít xếp về một bên, ngồi sụp xuống trước mặt anh, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân. Câu diễn đạt sai vì hành động của nhân vật không theo một trình tự tự nhiên. Ngồi xong mới xếp chân lại một bên.
Câu (3) Hay tay chị chắp lên trước ngực, liền thế chân ông cụ. Câu diễn đạt không rõ ràng, phải nói rõ là chị thế chân ông cụ, còn diễn đạt như thế thì dễ nhầm lẫn tay chị thế.
Câu (5) và (7) cũng mắc lỗi tương tự. Đúng ra, chủ thể thực hiện hành động thì các câu diễn đạt làm cho người ta hiểu bộ phận cơ thể thực hiện hành động.
Bài tập 2. Câu đúng là (2) (8)
Câu (1) Tay vẫn cố ghìm ngọn lao cắm vào con mãng xà, ác thú quẫy mạnh thân mình, đập đuôi vào chàng hiệp sĩ. Với thành phần đề ngữ này thì tay được hiểu là của con mãng xà, nên sửa lại bằng cách thêm chủ ngữ vào đề ngữ để tạo thành một câu riêng biệt.
Câu (3) (4) (6) (7) cũng có lỗi tương tự. Nghĩa là khi viết về một bộ phận của chủ thế này khiến người đọc hiểu là bộ phận của chủ thể khác nên cách diễn đạt như vậy là không chặt chẽ.
Bài tập 3. Câu đúng là (2) (3) (7)
Câu (1) Động cơ gió không tốn nhiên liệu như các loại động cơ nổ khác, thêm từ khác là xem động cơ gió cùng nhóm với động cơ nổ. Vậy là phi lí.
Câu (4) Con dao này cũ và mẻ nhiều quá, chắc phải mua một con dao mới khác. Giữa hai từ mới và khác chỉ chọn một từ. Khi dùng cả hai từ thì xem như con dao kia là con dao mới trong khi nó đã cũ.
Câu (5) cũng thừa từ khác.
Câu (6) thừa từ tỉ mỉ, hê-rô-in.
Câu (8) Giữa các danh từ riêng và danh từ chung nên chọn một.
Các câu có lỗi giống nhau là dùng nhiều từ cùng nghĩa hoặc các từ khái quát lại xếp ngang hàng với từ cụ thể đã bị từ khái quát bao hàm.
Bài tập 4. Câu đúng là (3) (7) (8)
Câu (1) Bác ấy là tấm gương về đạo đức và tài năng. Tài năng không thể là tấm gương để cho người ta noi theo được.
Câu (2) dùng từ không kém khiến cho người đọc hiểu nhầm là Bao Công cũng tàn bạo, giảo hoạt.
Câu (4) Nằm xuống mới úp được cái mũ lên mặt chứ ! Chưa nằm sao úp được ?
Câu (5) Chí Phèo là con người chứ không phải hình ảnh là con người ! Bỏ từ hình ảnh.
Câu (6) Thời gian mưa mới kéo dài, còn lượng thì nhiều hay ít.