Soạn bài Sông, Suối, Biển, Hồ
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI SÔNG, SUÔI, BIỂN, HỒ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nêu tên bộ phận được chỉ mũi tên của cái cào và chiếc thuyền dưới đây. Gợi ý: Mũi tên chỉ vào răng cào và mũi của chiếc thuyền. 2. Tìm hiểu từ nhiều nghĩa. a) Quan sát các bức ảnh và đọc lời giải nghĩa bên dưới (SGK/107). b) So sánh ...
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI SÔNG, SUÔI, BIỂN, HỒ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nêu tên bộ phận được chỉ mũi tên của cái cào và chiếc thuyền dưới đây. Gợi ý: Mũi tên chỉ vào răng cào và mũi của chiếc thuyền. 2. Tìm hiểu từ nhiều nghĩa. a) Quan sát các bức ảnh và đọc lời giải nghĩa bên dưới (SGK/107). b) So sánh nghĩa của các từ răng, mũi trong câc trường hợp trên để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. (Các nghĩa của từ ở cột A và cột B có gì khác nhau? Có gì giống ...
SOẠN BÀI SÔNG, SUÔI, BIỂN, HỒ
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Nêu tên bộ phận được chỉ mũi tên của cái cào và chiếc thuyền dưới đây.
Gợi ý:
Mũi tên chỉ vào răng cào và mũi của chiếc thuyền.
2. Tìm hiểu từ nhiều nghĩa.
a) Quan sát các bức ảnh và đọc lời giải nghĩa bên dưới (SGK/107).
b) So sánh nghĩa của các từ răng, mũi trong câc trường hợp trên để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
(Các nghĩa của từ ở cột A và cột B có gì khác nhau? Có gì giống nhau?)
Gợi ý:
b) • Nghĩa của các từ ở cột A khác với các từ ở cột B:
- Răng (người) dùng để cắn, giữ, nhai.
- Răng (lược) không dùng để cắn, giữ, nhai.
- Mũi (người) dùng để thở và ngửi.
- Mũi (kéo) không dùng để thở và ngửi.
• Nghĩa của các từ ở cột A giống với các từ ở cột B:
- Răng (người) và răng (lược) đều nhọn, sắc, xếp đều thành hàng.
- Mũi (người) và mũi (kéo) có đầu nhọn, nhô ra phía trước.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Hãy nói những điều em biết về biển cả.
Gợi ý:
Biển cả mênh mông, bao la đến vô cùng. Tài nguyên của biển thật phong phú. Biển điều hoà khí hậu, cung cấp cho con người nhiều hải sản, khí đốt, dầu mỏ. Biển có những bãi cát dài trắng phau thật thơ mộng, là nơi nghỉ mát lí tưởng. Biển còn là đường giao thông quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá, thông thương giữa các nước trên thế giới.
2. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi (SGK/108).
a) Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
b) Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời gian nào?
c) Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?
Gợi ý:
a) Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển tuỳ theo sắc mây trời.
b) Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào thời điểm trời xanh thẳm, trời rải mây trắng nhạt, trời âm u mây mưa, trời ầm ầm dông gió.
c) Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng vô cùng thú vị. sắc màu của biển như tâm trạng của con người: biết buồn vui; khi tẻ nhạt, lạnh lùng; lúc sôi nổi, hả hê; lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
4. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi (SGK/109).
a) Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
b) Tác giả đã nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
c) Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
Gợi ý:
a) Con kênh được quan sát suốt cả ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Từ buổi sáng, khi giữa trưa, lúc trời chiều.
b) Tác giả nhận ra đặc điếm của con kênh chủ yếu bằng thị giác.
c) Những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh giúp người đọc hình dung, cảm nhận được cái nóng hừng hực của con kênh, khiến con kênh trở nên sinh động hơn, thật hơn và tạo ấn tượng với người đọc.
5. Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
Gợi ý:
Dàn ý mặt hồ ở Công viên Văn hoá Đầm Sen.
I. Mở bài: Giới thiệu bao quát mặt hồ.
- Tham quan Công viên Văn hoá Đầm Sen, không thể bỏ nét đẹp rất riêng của hồ nước ở đây.
II. Thân bài: Tả từng cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thứ tự thời gian.
- Hồ nước khá rộng, hình bầu dục, từ khu vực cho mướn thuyền ngắm nhìn mặt hồ thật là thích.
- Buổi sáng khi những đoàn khách tham quan còn thưa thớt, mặt hồ trong veo tựa như tấm gương lớn, từng đám mây lững lờ trôi trên mặt hồ, cây cối xung quanh cũng nghiêng mình soi bóng.
- Đến trưa, mặt hồ loang loáng phản chiếu ánh nắng gay gắt, từng cơn gió thổi qua mặt hồ đem theo hơi nước làm dịu bớt cái nóng oi bức, cành lá xào xạc gợi mời gió đến.
- Chiều đến, lượng khách vui chơi trên hồ đông nhất, thuyền không đủ cho khách thuê.
- Những thuyền dọc ngang trên hồ, bánh quạt nước khua tòm tõm tạo nên những vòng tròn sóng, vỗ nhẹ vào bờ; tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ văng vẳng khắp hồ.
- Khi mặt trời sắp khuất sau các hàng cây, người chơi thuyền cũng vơi bớt, ánh hoàng hôn hắt lên mặt hồ, hồ lấp lánh như được dát lên một lớp vàng.
- Ánh nắng tắt hẳn, trò chơi đạp thuyền trên hồ chấm dứt, mặt hồ trở lại vẻ phẳng lặng, yên tĩnh.
- Gió đùa, những gợn sóng lăn tăn nổi lên, mặt hồ lấp lánh ánh bạc.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ
- Ngắm nhìn hồ nước thật là thích.
- Hồ như một máy điều hoà không khí, đem lại sự mát mẻ dễ chịu cho cả công viên nói riêng và cho cả khu vực nói chung.