Soạn bài Góp phần xây dựng quê hương
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát bức tranh sau và cho biết mỗi nhân vật trong vở kịch Lòng dân đang làm gì (SGK/45). Gợi ý: Dì Năm đi lấy giấy tờ để xác nhận chú cán bộ là chồng của mình. Bé An bảo rằng chú cán bộ không phải tía mà là ba của mình. ...
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát bức tranh sau và cho biết mỗi nhân vật trong vở kịch Lòng dân đang làm gì (SGK/45). Gợi ý: Dì Năm đi lấy giấy tờ để xác nhận chú cán bộ là chồng của mình. Bé An bảo rằng chú cán bộ không phải tía mà là ba của mình. Chú cán bộ đọc rõ tên của chồng dì Năm. Tên cai và lính không còn cớ để bắt chú cán bộ nên xin gà, vịt để nhậu. 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) An đã làm cho ...
SOẠN BÀI GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát bức tranh sau và cho biết mỗi nhân vật trong vở kịch Lòng dân đang làm gì (SGK/45).
Gợi ý:
Dì Năm đi lấy giấy tờ để xác nhận chú cán bộ là chồng của mình. Bé An bảo rằng chú cán bộ không phải tía mà là ba của mình. Chú cán bộ đọc rõ tên của chồng dì Năm. Tên cai và lính không còn cớ để bắt chú cán bộ nên xin gà, vịt để nhậu.
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
2) Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự ứng xử thông minh của dì Năm?
Em chọn ý đúng để trả lời:
a) Hỏi chú cán bộ chỗ để giấy tờ để đánh lừa bọn địch.
b) Đọc to tên tuổi của chồng, bố chồng để chú cán bộ nói theo cho đúng.
c) Kéo dài thời gian tìm giấy tờ để có cơ hội suy tính.
3) Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
Gợi ý:
1) An bảo rằng chú cán bộ không phải tía mà gọi bằng ba. An đã dùng từ đồng nghĩa khiến cho bọn giặc mừng hụt.
2) b
3) Vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng, họ sẵn sàng xả thân để bảo vệ cán bộ cách mạng.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đọc bài văn “Mưa rào” và trả lời câu hỏi (SGK/48, 49).
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b) Những từ ngữ nào tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
c) Những từ ngữ nào tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa?
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
Gợi ý:
a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
- Những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời; tản ra rồi san đều trên nền trời đen xám xịt.
- Gió thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước.
- Một hồi khua động ở phía nam.
- Mưa đã xuống bên kia sông.
b) - Tiếng mưa: lẹt đẹt, lách tách, rào rào, đồm độp, bùng bùng, ồ ồ.
- Hạt mưa: lăn trên phên nứa, xiên xuống, lao xuống, giọt ngã, giọt bay, bụi nước trắng xoá.
c) - Cây cối: lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy, những vòm lá bưởi lấp lánh ánh mặt trời.
- Con vật: con gà sông ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú, chim chào mào bay ra hót râm ran.
- Bầu trời: vòm trời tối thẫm, trời rạng dần, mảng trời trong vắt phía đằng đông, mặt trời ló ra.
d) Tác giả quan sát cơn mưa bằng: thị giác (mắt), thính giác (tai), xúc giác (làn da), khướu giác (mũi).
2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cơn mưa.
Gợi ý: a) Mở bài
Giới thiệu: Đó là cơn mưa vào buổi sáng hay trưa, chiều, tối? Vào mùa nào (xuân, hạ, thu, đông/ mùa mưa, mùa khô)? Diễn ra ở đâu?...
b) Thân bài
- Lúc sắp mưa, cảnh vật xung quanh em (bầu trời, nắng, gió, chim chóc,...) có những dấu hiệu gì khác thường?
- Lúc cơn mưa bắt đầu diễn ra, những giọt nước rơi xuống ra sao? Không khí lúc đó thế nào?...
- Trong lúc mưa, cảnh vật (cây cối, đường sá, nhà cửa,...), âm thanh (tiếng mưa rồi, gió thổi, nước chảy) có những nét gì nổi bật?
- Cơn mưa kết thúc thế nào? Cảnh vật và con người sau cơn mưa có những biểu hiện gì thay đổi so với trước cơn mưa?
c) Kết bài
Cảm nghĩ: Cơn mưa đem lại cho em cảm giác thế nào (hoặc gợi cho em những điều gì về cuộc sông xung quanh)?
Gợi ý:
Tả một cơn mưa Dàn ý
I. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa.
- Cơn mưa đến đột ngột vào buổi trưa.
- Thời tiết của mùa thu mát dịu.
- Đường phố được tắm mát, bớt đi sự oi nồng.
II. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh
- Bầu trời sáng trắng bỗng tối sầm lại.
- Gió thổi mạnh, bụi tung mù, lá cây rơi lả tả.
- Chim chóc cuống cuồng rời khỏi các lùm cây.
- Mưa rơi thưa thớt, tung bay theo gió, tạo thành đám bụi mưa.
- Hạt mưa dần nặng hơn, dày hơn, phủ mờ cả khoảng không gian.
- Cây cối hai bên đường ngả nghiêng.
- Đường sá vắng tanh, lác đác vài chiếc ô tô vụt qua.
- Nhà cửa ven đường cửa đóng im ỉm.
- Nước mưa vỗ lên mặt đường nghe rào rào.
- Nước cuồn cuộn đổ vào các lỗ thoát nước.
- Mưa ngớt hạt rồi tạnh hẳn.
- Cảnh vật như mới hẳn ra.
- Mọi người túa ra đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cơn mưa.
- Cơn mưa làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của ban trưa
- Tâm trạng thật thoải mái, chuẩn bị tốt cho công việc buổi chiều.
3. Chuẩn bị kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Gợi ý
Tham khảo Truyện đọc lớp 5.