Soạn bài Sông núi nước Nam (ngắn gọn) - Lý Thường Kiệt
I. Đọc – hiểu văn bản: Câu 1: Thể loại: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ ở mỗi câu, bốn câu). - Các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4. Câu 2: - Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố ...
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Thể loại:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ ở mỗi câu, bốn câu).
- Các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.
Câu 2:
- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.
- Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này :
+ Nước Nam thuộc chủ quyền người Nam, có vị vua riêng, nước Nam độc lập đã là phận định sẵn.
+ Khi ngoại bang xâm chiếm nhất định sẽ gánh lấy thất bại.
Câu 3:
- Bố cục thể hiện nội dung biểu ý :
+ Hai câu đầu : nước Nam là của người Nam, điều đó đã được định ở sách trời.
+ Kẻ thù không được phép xâm phạm nếu không sẽ chuốc lấy bại vong.
- Nhận xét : bố cục lô-gic và chặt chẽ, nêu chủ quyền trước, sau biểu ý quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
Câu 4:
Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.
Câu 5:
Giọng điệu bài thơ qua ngôn ngữ : dõng dạc, đanh thép, mang đầy tinh thần hào hùng dân tộc.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Không nói là “Nam nhân cư” mà lại nói là “Nam đế cư” vì:
“Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua (thiên tử - con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” – có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.
Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam”.
Zaidap.com