28/05/2017, 19:52

Soạn bài: Soạn bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Soạn bài: Soạn bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ I. Từ nhiều nghĩa. 1. Đọc bài “ Những cái chân” 2. Nghĩa của các từ “chân”: a- Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi, đứng. (2) Biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư ...

Soạn bài: Soạn bài từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ I. Từ nhiều nghĩa. 1. Đọc bài “ Những cái chân” 2. Nghĩa của các từ “chân”: a- Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi, đứng. (2) Biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức. b- Một phần tư (1/4) con vật có 4 chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt. c- Bộ phận dưới cùng ...


I.    Từ nhiều nghĩa.
1.    Đọc bài “ Những cái chân”
2.    Nghĩa của các từ “chân”:
a-    Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi, đứng. (2) Biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức.


b-    Một phần tư (1/4) con vật có 4 chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt.
c-    Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng (chân bàn).
d-    Phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp và bám sát vào mặt nền
e-    Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ phương Tây
3.    Một số từ nhiều nghĩa:ngã, vẽ, đứng, quay, võng,…Một số từ một nghĩa trong bài thơ: gậy, com-pa, kiềng


II.    Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.    Các ý nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc: Chỉ bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng.
2.    Từ ở trong câu thường chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ nhiều nghĩa nhất là trong văn bản nghệ thuật.
3.    Từ chân được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển từ nghĩa gốc.


III.     Luyện tập
1.    Nghĩa của các từ đầu, mũi, tay:
–    Đầu:
+  Nghĩa gốc: phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất của thân loài vật, ở đó có hệ thần kinh trung ương, phần lớn các giác quan, nối vào thân bằng cổ.
+ Nghĩa chuyển: Như đầu sách, đầu đường: Phần trên nhất của một sự vật nào đó. Đầu mối: Phần trước nhất của sự việc.

soan bai tu nhieu nghia va hien tuong chuyen nghia cua tu


–    Mũi:
+ Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và môi trên, trong đó có phần phía trước của hai lỗ vừa để thở, vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác.
+ Nghĩa chuyển: Mũi kéo, mũi kim: Phần sắc nhọn của sự vật. Mũi Cà Mau: Phần đất nhô ra biển.
–    Tay:
+ Nghĩa gốc: Chi trên, từ vai đến ngón
+ Nghĩa chuyển: Tay ghế: Phần nhô ra để tựa vào. Tay nghề: Chỉ trình độ làm việc.


2.    – Cánh hoa : cánh tay
– Cuống lá : cuống phổi
– Bắp chuối : bắp tay
– Cùi thơm (dứa):  cùi chỏ
– Mép lá: mồm mép.


3.- sự vật chuyển thành hành động:
+ mưa rào: trời đang mưa rào
+ cái quạt:  bà quạt cho em
+ cái điện thoại: bạn điện thoại cho tôi nhé
– hành động chuyển thành đơn vị:
+ nắm cơm: một nắm cơm
+ bó củi lại: hai bó củi
+ vốc hai vốc gạo vào rá


4.    a.    Từ bụng có hai nghĩa:
–    Một bộ phận cơ thể
–    Lòng dạ con người


b.    –    Ấm bụng: nghĩa gốc.
–    Tốt bụng: nghĩa chuyển (lòng dạ)
–    Bụng chân: nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối).

 

0