28/05/2017, 19:52

Phân tích bài thơ Tre Việt Nam

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Cây tre là một loài cây vô cùng quen thuộc với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở những vùng quê nghèo. Cây tre không chỉ hữu ích trong sinh hoạt, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp mà trong chiến ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Cây tre là một loài cây vô cùng quen thuộc với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở những vùng quê nghèo. Cây tre không chỉ hữu ích trong sinh hoạt, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp mà trong chiến tranh tre còn là những vũ khí lợi hại khiến cho quân địch vô cùng khiếp sợ. Không biết từ bao giờ cây tre cũng đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của con ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy

Cây tre là một loài cây vô cùng quen thuộc với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở những vùng quê nghèo. Cây tre không chỉ hữu ích trong sinh hoạt, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp mà trong chiến tranh tre còn là những vũ khí lợi hại khiến cho quân địch vô cùng khiếp sợ. Không biết từ bao giờ cây tre cũng đã trở thành biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam. Viết về hình ảnh cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ thể hiện được vai trò của tre trong đời sống mà còn dựng lên được biểu tượng độc đáo về cây tre trong bài thơ “Tre Việt Nam”.

Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện sự trăn trở, suy tư về nguồn gốc, thời điểm xuất hiện của cây tre:

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”

Hình ảnh những hàng tre xanh đã trở lên vô cùng quen thuộc với con người Việt Nam,đặc biệt là ở những vùng quê. Người ta chỉ biết tên gọi, đặc điểm của tre mà ít ai biết được nguồn gốc, cũng như thời gian xuất hiện của cây tre. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã thể hiện sự băn khoăn về điều này “Tre xanh/ Xanh tự bao giờ”. Trong những câu chuyện kể của bà, trong những khúc hát ru của mẹ cây tre đã xuất hiện nhưng thời gian nó xuất hiện là bao giờ thì không ai biết được.

“Thân gầy gộc, lá mong manh

Mà sao lên lũy, lên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu”

Nếu như ở khổ thơ đầu, tác giả thể hiện sự trăn trở về thời gian xuất hiện của cây tre thì ở khổ thơ tiếp theo, tác giả đã nói đến những đặc tính đầy đặc biệt của cây tre. Tre là loài cây có thân nhỏ, dài, có đốt, lá nhỏ và dài “Thân gầy gộc, lá mong manh”. Mong manh là vậy nhưng tre vẫn tạo thành những bụi tre, lũy tre đầy kiên cố. Nói về sức sinh tồn mạnh mẽ của cây tre, tác giả đã thể hiện sự cảm thán về sự kiên cường, mạnh mẽ ấy. Tre có thể tồn tại ở bất kì điều kiện khắc nghiệt nào, dù đất sỏi, đá vôi thì tre vẫn vươn lên xanh tươi.

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre cao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù”

Đến đây, ta có thể thấy nhà thơ Nguyễn Duy không đơn thuần nói về cây tre nữa mà nó đã trở thành biểu tượng tính cách của con người Việt Nam, cần cù, kiên cường. Theo cách lí giải của nhà văn, đất cằn cỗi vốn không làm khó được sự vươn lên của những cây tre bởi chúng biết tận dụng được những yếu tố tự nhiên của đất “Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều”, kiên cường tồn tại, khăc phục những khó khăn cũng như những con người Việt Nam trong việc khắc phục tự nhiên, xây dựng cuộc sống cho mình. Và quan trọng hơn hết là tre không chê đất nghèo, hoàn cảnh sinh tồn khó khăn thì sự cần cù, kiên cường được đẩy lên cao độ. Hay nói cách khác hoàn cảnh sống đã tạo nên sự kiên cường, bất khuất của tre.

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà lên hỡi người”

Từ đặc tính sinh tồn của loài tre, thường sống thành cụm, thành lũy. Vì sống quần thể như vậy nên tre dù mỏng manh, nhỏ bé nhưng không có bão giông, mưa lớn nào có thể quật ngã nó. Từ đặc tính của tre, nhà thơ Nguyễn Duy hướng người đọc đến những con người Việt Nam, đó là những người dân nghèo cùng sống trong một hoàn cảnh nhiều khó khăn nhưng họ luôn đoàn kết cùng nhau sinh tồn cùng nhau chiến đấu bảo vệ cuộc sống của mình. Đây cũng là lí do vì sao Thực dân Pháp và  đế Quốc Mĩ là những cường quốc với vũ khí hiện đại, tối tân nhưng đều thất bại trước dân tộc Việt Nam nhỏ bé. Con người Việt Nam luôn đề cao tinh thần đoàn kết, thế hệ sau kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thế trước:

“Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu”

Bài thơ Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Du không chỉ hướng đến việc miêu tả hình ảnh, đặc tính sinh học của cây tre. Mà qua hình ảnh cây tre tác giả còn hướng người đọc đến hình ảnh của những con người Việt Nam trong đời sống sinh hoạt, sản xuất  cũng như sự kiên cường trong chiến đấu.
 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CÂY TRE

TRE VIỆT NAM

TRE VIET NAM

PHÂN TÍCH BÀI THƠ TRE VIỆT NAM

0