01/06/2017, 11:22

Soạn bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Soạn bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt I. Luyện tập 1. Gợi ý: Hai câu trên nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày. Học sinh hãy đưa ra quan điểm của mình trong việc “lựa lời” để “vừa lòng nhau’’. Có phải trong giao tiếp, lúc nào cũng nên như vậy ...

Soạn bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt I. Luyện tập 1. Gợi ý: Hai câu trên nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày. Học sinh hãy đưa ra quan điểm của mình trong việc “lựa lời” để “vừa lòng nhau’’. Có phải trong giao tiếp, lúc nào cũng nên như vậy hay không? Việc “lựa lời mà nói” có ích lợi gì? Đưa ra vế “người ngoan thử lời” trong cùng hệ thống với “Vàng thử lửa, chuông thử tiếng”, ...

I. Luyện tập

1. Gợi ý:

Hai câu trên nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày.

Học sinh hãy đưa ra quan điểm của mình trong việc “lựa lời” để “vừa lòng nhau’’. Có phải trong giao tiếp, lúc nào cũng nên như vậy hay không? Việc “lựa lời mà nói” có ích lợi gì?

Đưa ra vế “người ngoan thử lời” trong cùng hệ thống với “Vàng thử lửa, chuông thử tiếng”, nhân dân muốn gửi gắm điều gì? Hãy nêu ý kiến của anh / chị.

2. Đoạn văn bản trích từ tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng viết. Đây là ngôn ngữ của ông Năm Hên – một ông già chuyên bắt cá sấu – đang nói chuyện với dân làng.

Cách sử dụng từ ngữ của ông cho chúng ta thấy nhân vật là một người Nam Bộ, do phương ngữ ông sử dụng là phương ngữ Nam Bộ (ngặt tôi không mang thứ phú quới đó).

0