Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1
Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1 I. Từ vựng 1. Lý thuyết. a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung. Về nghĩa (xem lại bài 2 trang 21 SGK Ngữ Văn lớp 8/I) b. Từ tượng hình: là từ có khả năng gợi ra hình dáng, đường nét, hình khối màu sắc của sự vật, hiện tượng: Ví ...
Soạn bài ôn tập kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1 I. Từ vựng 1. Lý thuyết. a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung. Về nghĩa (xem lại bài 2 trang 21 SGK Ngữ Văn lớp 8/I) b. Từ tượng hình: là từ có khả năng gợi ra hình dáng, đường nét, hình khối màu sắc của sự vật, hiện tượng: Ví dụ: hí hoáy, tất bật, hì hục, thoăn thoắt. c. Từ tượng thanh: là từ có sức gợi cảm về âm thanh của sự vật hiện tượng. Ví dụ: rả rich, đàng hoàng, róc rách, tí tách. ...
I. Từ vựng
1. Lý thuyết.
a. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung.
Về nghĩa (xem lại bài 2 trang 21 SGK Ngữ Văn lớp 8/I)
b. Từ tượng hình: là từ có khả năng gợi ra hình dáng, đường nét, hình khối màu sắc của sự vật, hiện tượng:
Ví dụ: hí hoáy, tất bật, hì hục, thoăn thoắt.
c. Từ tượng thanh: là từ có sức gợi cảm về âm thanh của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: rả rich, đàng hoàng, róc rách, tí tách.
d. Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hay một số địa phương nhất định.
Ví dụ: mợ = mẹ (tiếng thành phố Hà Nội), đọi = bát tiếng Thanh Hóa, nón = mũ (tiếng Nam Bộ)
e. Biệt ngữ xã hội: là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Ví dụ: “bắt mồi” (tìm hàng), “thét” (nêu giá) là tiếng của bọn buôn gian bán lận.
f. Nói quá, nói giảm: (Các em tìm và trả lời câu này)
2. Luyện tập
a. Cấp độ khái quát của từ ngữ văn học dân gian
Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên.
Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lố xâu xí, người em, người dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
Truyện ngụ ngôn: truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui, phê phán, đả kích thói hư tật xấu.
Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên là truyện dân gian là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn). Từ đó, khi giải thích nghĩa của những từ ngữ hẹp hơn so với một từ ngữ khác, ta phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn.
b. Tìm trong ca dao hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hay nói giảm, nói tránh.
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”.
“Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng ».
« Muốn cho biển hẹp như ao
Bắc cầu dòn gánh mà trao nhân tình »
« Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho ».
c. Viết hai câu, một câu tượng hình, một câu tượng thanh.
- Câu tượng hình :
« Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.
(Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến)
- Câu tượng thanh:
“Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười”.
(Mưa – Trần Đăng Khoa)
II. Ngữ pháp
1. Lý thuyết
a. Trợ từ:
Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong từ ngữ đó.
Ví dụ: những, chỉ, có, ngay.
- Tôi chỉ lấy được hai vé xem bóng đá.
- Anh ta mua những hai chiếc xe đạp.
b. Thán từ.
Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc,tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi.
Thán từ có 2 loại chính :
- Ạ, ái, ơ, ôi… có thể tách ra khỏi các câu khác làm thành câu đặc biệt, là thán từ biểu lộ tình cảm.
+ Ôi, đau quá.
+ Ơ, đi đâu đấy ?
- Này, ơi, vâng, dạ… là thán từ gọi đáp.
+ Về à ? Này, mai đến nhé.
+ Vâng.
c. Tình thái từ.
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị sắc thái ý nghĩa trong câu của người nói.
(Đọc lại bài 7 – trang 81)
d. Câu ghép.
Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu. Nói cách khác, câu ghép là câu có hơn một kết cấu C-V, trong đó mỗi kết cấu C-V làm thành một vế câu tách rời nhau.
Loại từ ghép trên đây không dùng từ nối, các vế câu có dấu phẩy, chấm, hoặc dấu hai chấm.
Ngoài ra, có loại từ ghép dùng các quan hệ từ (một quan hệ từ hay một cặp) hoặc một cặp phó từ hay đại từ thường đi đôi với nhau (hô ứng).
Ví dụ : Vì… nếu, nếu… thì, tuy… nhưng.
2. Luyện tập
a. Viết hai câu, trong đó một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ :
- Ơ, quyển vợ chỉ có hai ngàn đồng thôi à ?
- Chính nó hư đến thế ư ?
b. Đọc đoạn trích ở SGK (trang 158), xác định câu ghép. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì có làm thay đổi ý cần diễn đạt không ?
- Câu đầu tiên của đoạn trích là câu ghép, có thể tách câu ghép này thành 3 câu đơn :
+ « Pháp chạy »
+ « Nhật hàng »
+ « Vua Bảo Đại thoái vị ».
Nhưng khi tách thành ba câu đơn thì sự liên tục của sự kiện không được thể hiện rõ ràng bằng khi gộp lại thành câu ghép.
c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích ở SGK (trang 158).
Đoạn trích gồm 3 câu : Câu thứ nhất và câu thứ ba là hai câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì).