Soan bài nhưng nó phải bằng hai mày văn học lớp 10
Soan bài nhưng nó phải bằng hai mày văn học lớp 10 I. Tìm hiểu chung về truyện cười 1. Khái niệm truyện cười Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn có yếu tố gây cười. Hình thức truyện cười được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào ...
Soan bài nhưng nó phải bằng hai mày văn học lớp 10 I. Tìm hiểu chung về truyện cười 1. Khái niệm truyện cười Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn có yếu tố gây cười. Hình thức truyện cười được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước…Qua đó tạo được những tiếng cười mang tính giải trí đồng thời cũng phản ánh một cách nhẹ nhàng những thói hư tật xấu của con ...
I. Tìm hiểu chung về truyện cười
1. Khái niệm truyện cười
Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn có yếu tố gây cười. Hình thức truyện cười được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước…Qua đó tạo được những tiếng cười mang tính giải trí đồng thời cũng phản ánh một cách nhẹ nhàng những thói hư tật xấu của con người và cũng nhằm đả kích những cái xấu vạch trần những điều không hay trong giai cấp thống trị lãng đạo.
2. Phân loại
– Truyện khôi hài
VD: Ai nuôi tôi,…
– Truyện trào phúng
VD: Giàn lí đổ, Quan huyện thanh liêm…
II. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Thể loại: Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười trào phúng thù.
2. Nội dung
a. Tình huống truyện
– Truyện trước hết giới thiệu về tên lý trưởng ấy nổi tiếng là một người “ xử kiện giỏi”. Hai bên trong vụ xử kiện này là Ngô và Cải do đánh nhau nên đã lôi nhau ra lên quan bày kiện cáo. Do ai cũng lo lắng sợ đối phương thắng kiện, sợ mình chịu thiệt nên lần lượt lên đút lót cho lý trưởng. Cải thì đã nhanh chân đưa thầy lý năm đồng.Nhưng đến lượt Ngô biếu thêm biện chè là cùng với mười đồng.
– Truyện miêu tả thói tham những rất ngang nhiên của lý trưởng – bọn đứng lên đầu dân đàn áp họ, không coi dân chúng là ocn người biến chính nhân dân trở thành nhân vật chính trong tấn bi hài về việc kiện tụng.
b. Trước khi xử kiện
– Thầy lí đã nhận đút lót của cả Ngô và Cải, phải suy nghĩ và xem xét xử thế nào để che dấu đi được vụ đút lót của mình.
– Người xung quanh không biết thầy lí sẽ xử kiện như thế nào?
c. Sau khi xử kiện
Vụ xử kiện rất nhanh chóng kết quả là Ngô thắng Cải thua.
– Ngô đứng im lặng khi được xử thắng.
– Cải khóc lóc van xin đòi quan xử lại.
d. Mối quan hệ giữa lí trưởng và Cải qua cử chỉ, hành động và lời nói.
– Quan hệ xã hội pháp lí:
+ Lí trưởng – là người đại diện cho công lí, nắm quyền hành cao nhất trong vụ xử kiện này, có mọi quyền quyết định, ông lại còn nổi tiếng là người xử kiện giỏi.
+ Cải – người nông dân lao động bình thưởng, do muốn thắng kiện nên đã đút lót cho quan trên.
– Hành động và cử chỉ:
+ Cải: Vội xòe năm ngon tay, ngẩn mặt lên nhìn thầy lí ( trong tình thế bị động)
+ Lí trưởng: Cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải ( Tình thế chủ động).
– Lời nói:
+ Cải là người đi đút lót lên lời nói “mật” không muốn để lộ ra ngoài.
+ Lí trưởng: thay mặt cho công lí để xử kiện nên ngôn ngữ của thầy là ngôn ngữ công khai trước bàn dân thiên hạ, không sợ không ngại ai.
3. Giá trị tố cáo của truyện.
Công lí ở đời đáng lẽ phải dựa trên sự thật, lẽ phải để phán xét một cách công minh. Lí trưởng ở đây lại là một con người đại diện cho chính nghĩa cho công lí, là một người đáng lẽ phải lo cho dân chúng, vì dân chúng. Trái lại ở đây, lí trưởng đã bóp méo đi sự thật mà biến đồng tiền che mắt, vì tiền mà biến công lí đi sai lệch, ông coi công lí được đo bằng tiền.Tiền quyết định công lí, tiền nhiều thì lẽ phải nhiều mà tiền ít thì lẽ phải sẽ ít.
Truyện phê phán lối tham nhũng của bọn quan lại ngày xưa, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.Chính lối xấu của bọn tham quan đã bóp méo đi sự thật, và không coi công lý ra gì.
4. Nghệ thuật gây cười
Tác giả dân gian đã sử dụng thành công lối chơi chữ rất độc đáo: “ phải là phải bằng hai”. Ngay trong truyện ta có thể thấy rằng cái “ phải” của thầy lí được kết hợp hài hòa giữa tính chất và số lượng. Đó là số tiền hối lộ mà Cải và Ngô đã đưa cho thầy để xử kiện.Nếu như chỉ năm đồng của Cải và mười đồng cùng biện chè lá của Ngô thì ta cũng suy đoán ngay được lẽ “phải” nhiều sẽ về ai và tất yếu ai sẽ là người thắng kiện. Ai tiền nhiều sẽ có công lí nhiều và lẽ phải nhiều, đó là công lí do thầy lí trưởng tự đặt ra cho mình.
5. Đánh giá về nhân vật Cải và Ngô
Cải và Ngô vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Chính trong chính vụ kiện này do bản than Cải và Ngô đã tự đút lót cho thầy lí, hành vi tiêu cực ấy đã hủy hoại chính bản thân mình và dần dần hủy hoại đi xã hội. Trái lại Cải và Ngô cũng là nạn nhân cho quan lại dung đồng tiền để làm giàu cho lối sa đọa, quan triều của một xã hội phong kiến thối nát. Trong hoàn cảnh này thì Cải và Ngô vừa đáng thương lại vừa đáng trách.