02/06/2017, 11:46

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ văn 10

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ văn 10 1.Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. – Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội nhằm trao đổi thông tin kinh nghiệm dùng ngôn ngữ văn học để có thể giao tiếp và trao đổi tâm ...

Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ văn 10 1.Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. – Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội nhằm trao đổi thông tin kinh nghiệm dùng ngôn ngữ văn học để có thể giao tiếp và trao đổi tâm tư tình cảm, con người có thể sử dụng ngôn ngữ văn học hoặc ngôn ngữ đời sống để có thể giao tiếp trao đổi với nhau. 2. Quá trình của hoạt động giao tiếp. – ...

1.Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội nhằm trao đổi thông tin kinh nghiệm dùng ngôn ngữ văn học để có thể giao tiếp và trao đổi tâm tư tình cảm, con người có thể sử dụng ngôn ngữ văn học hoặc ngôn ngữ đời sống để có thể giao tiếp trao đổi với nhau.


2. Quá trình của hoạt động giao tiếp.

– Giao tiếp là một quá trình thể hiện sự tương tác giữa người nói và người nghe, trong đó người nói sẽ cũng cấp thông tin và người nghe sẽ là người tiếp nhận thông tin và phản hồi lại thông tin.
– Chia làm 2 quá trình là: quá trình tạo lập và quá trình tiếp nhận.
+ Quá trình tạo lập: là thông tin mà người nói muốn thể hiện cho người nghe, thông qua ngôn ngữ để diễn đạt và muốn người nghe tiếp nhận thông tin của mình.
+Quá trình tiếp nhận: là quá trình tiếp nhận thông tin của người nghe, đây là quá trình lĩnh hội thông tin mà người nói đã thực hiện.

3. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

Có rất nhiều những nhân tố ảnh hưởng tới giao tiếp:
+ Nội dung giao tiếp: đó là thông tin mà người nói muốn cung cấp cho người nghe, đây là những  nội dung cơ bản trong hoạt hoạt động giao tiếp.
+Mục đích giao tiếp: người nói cung cấp cho người nghe những thông ti đó với mục đích gì, đây là yêu cầu cơ bản của một cuộc giao tiếp.
+Nhân vật giao tiếp: nghĩa là đây là đối tượng giao tiếp, nhân vật cụ thể trong giao tiếp đó là người nói và người nghe.
Hoàn cảnh giao tiếp: người nói và người nghe giao tiếp trong hoàn cảnh nào, hoàn cảnh đó có ảnh hưởng như thế nào tới nội dung và hiệu quả của cuộc giao tiếp.

B . Bài tập hoạt động giao tiếp


1. Hoạt động giao tiếp ở đây đó là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật là vua nhân tông và các bô lão, đây là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ người nói và người nghe, nhằm trao đổi thông tin trong hoàn cảnh triều chính, nhằm trao đổi và gây dựng đất nước tốt đẹp hơn, mục đích ở đây là cho đất nước, nhân vật giao tiếp là vua nhân tông và các bô lão…

Trong cuộc giao tiếp có người nói và người nghe khi người nói nói thì người nghe sẽ nghe và tiếp nhận thông tin, người nói sẽ trao đổi tình cảm tư tưởng tình cảm của mình qua nội dung giao tiếp và quá trình tiếp nhận thông tin.
+ Hoàn cảnh giao tiếp diễn ra ở điện diên hồng để bày tỏ quan điểm để chống lại quân nguyên mông, đây là một cuộc giao tiếp nhằm đưa ra giải pháp chống lại kẻ thù xâm lược và kẻ thù. Trong hội nghị các bô lão cũng như quan trong triều sẽ đưa ra ý kiến quan diểm để cùng đóng góp xây dựng biện pháp đưa đất nước thoát khỏi giặc ngoại xâm.
+ Mục đích giao tiếp: bàn bạc để đối phó với kẻ thù xâm lược.
Kết quả của cuộc giao tiếp nhằm cho người đọc tiếp nhận những thông tin cần thiết cho cuộc bàn bạc chống kẻ thù xâm lược.
Nội dung của cuộc giao tiếp trên là những biện pháp để giúp cho đất nước thoát khỏi sự xâm lược của kẻ thù, những biện pháp đó giúp cho đất nước thoát khỏi an nguy.

0