Soạn bài Bắc Sơn trích hồi 4 trong vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng
Soạn bài Bắc Sơn ( trích hồi 4 trong vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng). 1. Trong hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn tập trung xoay quanh diễn biến và hành động của hai nhân vật chính là Thơm và Ngọc. Trong hồi bốn này, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên tương quan đối lập về tâm lí cũng như bản chất ...
Soạn bài Bắc Sơn ( trích hồi 4 trong vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng). 1. Trong hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn tập trung xoay quanh diễn biến và hành động của hai nhân vật chính là Thơm và Ngọc. Trong hồi bốn này, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên tương quan đối lập về tâm lí cũng như bản chất con người của Thơm và Ngọc, trong khi Ngọc phản lại cách mạng, đi theo giặc bộc lộ bản chất tàn ác thì Thơm lại day dứt và đau khổ khi nhận ra sự thay đổi ở người chồng. Thông ...
Soạn bài Bắc Sơn ( trích hồi 4 trong vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng).
1. Trong hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn tập trung xoay quanh diễn biến và hành động của hai nhân vật chính là Thơm và Ngọc. Trong hồi bốn này, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lên tương quan đối lập về tâm lí cũng như bản chất con người của Thơm và Ngọc, trong khi Ngọc phản lại cách mạng, đi theo giặc bộc lộ bản chất tàn ác thì Thơm lại day dứt và đau khổ khi nhận ra sự thay đổi ở người chồng. Thông qua xây dựng một tình huống éo le, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã để cho Thơm đứng hoàn toàn về phía cách mạng, chống lại người chồng Việt gian bán nước.
2. Trong lớp kịch này, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng lên một tình huống vô cùng éo le, không kém phần căng thẳng. Thái và Cửu là hai chiến sĩ cách mạng, trong một lần chạy trốn sự truy đuổi của quân giặc thì hai người đã chạy ẩn trốn ở nhà của Ngọc, người đang dẫn đầu bọn tay sai đi truy bắt hai người. Lúc này chỉ có Thơm ở nhà, Thơm đã có cuộc đối thoại với Ngọc và dần hiểu được bản chất con người của chồng mình và cuối cùng cô quyết định nghiêng về phía cách mạng, bảo vệ cho Thái và Cửu khỏi sự truy lùng của Ngọc.
Nhân vật Thơm đã có một cuộc đấu tranh nội tâm đầy dữ dội và đau khổ. Trước hết là giữa việc tin chồng hay tin lời nói của Thái và Cửu. Khi biết được bản chất con người của Ngọc thì Thơm lại đau khổ hơn khi phải đưa ra một lựa chọn cuối cùng, giao Thái và Cửu cho Ngọc, nhắm mắt làm ngơ trước hành động của Ngọc hay đi theo cách mạng, chống lại người chồng mìn vẫn hằng yêu thương. Cuối hồi bốn,Thơm đã quyết định đi theo cách mạng, giúp đỡ cho Thái và Cửu.
4. Ngọc vốn là một anh nho lại nghèo nhưng lại nuôi một tham vọng lớn, để có được tiền tài, địa vị anh ta đã không từ bỏ một thủ đoạn hèn yếu nào, Ngọc chấp nhận làm Việt gian, bán đứng cách mạng, chỉ điểm cho quân giặc những vị trí trọng yếu cũng như những người cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam. Ở hồi bốn thì sự gian ác của Ngọc thể hiện trong sự truy lùng gắt gao hai chiến sĩ cách mạng là Thái và Cửu, hắn ta truy lùng diệt tận đến cuối cùng nhưng nhờ sự che dấu của Thơm mà anh ta không đạt được mục đích của mình.
Thái và Cửu là hai người chiến sĩ hoạt động Cách mạng ở vùng Bắc Sơn, trong một lần chạy trốn sự truy đuổi của Ngọc, họ đã chạy vào nhà của Thơm. Trong tình huống đầy éo le ấy, Thái thể hiện là một con người sáng suốt khi tin tưởng vào Thơm, còn Cửu thì tính tình nóng nảy, hấp tấp, ban đầu còn định dùng súng để bắn Thơm, sau sự giúp đỡ của Thơm thì mới nhận ra và rất hối hận.