04/06/2017, 22:45
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp I. PHÉP LẶP CÚ PHÁP Bài tập 1 a) Xác định những câu có lặp kết cấu cú pháp trong đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Độc lập: - Sự thật là ... chứ không phải..., Sự thật là ... chứ không phải... - Dân ta đã đánh đổ.... để gây ...
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
I. PHÉP LẶP CÚ PHÁPBài tập 1
a) Xác định những câu có lặp kết cấu cú pháp trong đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Độc lập:
- Sự thật là ... chứ không phải..., Sự thật là ... chứ không phải...
- Dân ta đã đánh đổ.... để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Dân ta lại đánh đổ ... mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Phép lặp đó tác dụng làm cho nỗi nhớ của người về xuôi (cũng là của tác giả) đối với quê hương cách mạng Việt Bắc thêm thiết tha, sâu nặng.
c) Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Lặp kết cấu
Phép lặp đó có tác dụng làm cho nỗi nhớ của người về xuôi (cũng là tác giả) đối với quê hương cách mạng Việt Bắc thêm thiết tha, sâu nặng.
Bài tập 2
Kết câu của những thể loại dưới đây có nhiều điểm khác biệt với ba ví dụ ở bài tập 1:
a) Tục ngữ
- Bán anh em xa / mua láng giềng gần
Kết cấu đối lập để nhấn mạnh ý cần nói:
+ Đối lập vế: vế 1 với vế 2 (mỗi vế gồm 4 tiếng)
+ Đối lập từ: bán / mua; anh em / láng giềng; xa / gần.
Nhờ kết cấu đối lập mà ý ở vế 2 được nhấn mạnh: láng giềng gần còn quan trọng, cần thiết hơn anh em xa nhiều.
- Gần mực thì đen / gần đèn thì rạng.
Cũng là kết cấu đối lập 2 vế để nhấn mạnh ý nhưng ở câu tục ngữ này có khác chút ít: ở hai vế có 2 từ giống nhau (gần, thì) và 2 từ đối lập nhau về nghĩa (mực / đèn, đen / rạng) để nêu bật ý: cần chọn môi trường tốt đẹp để sống.
b) Câu đối
Cụ già ăn củ ấu non
Chú bé trèo cây đại lớn
Có sự đối lập giữa
+ Hai vế đối
+ Từ ngữ trong hai vế đối (Cụ già / Chú bé; ăn / trèo; củ ấu non / cây đại lớn).
+ Đối lập về nghĩa trong từng vế:
Chú bé (lại) trèo cây đại lớn (đại có nghĩa là lớn).
c) Thơ Đường luật
Đối rất chỉnh trong cặp câu thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
d) Văn biền ngẫu
Đối trong từng bộ phận của câu văn:
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
Bài tập 3: Tự làm
II. PHÉP LIỆT KÊ
a) Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
Trong đoạn văn này, tác giả đã kết hợp phép lặp cú pháp với phép liệt kê để bày tỏ nỗi lòng của mình cho tướng sĩ biết nhằm động viên khích lệ tướng sĩ dốc lòng học tập binh thư, đoàn kết một lòng đánh giặc bảo vệ đất nước. Tác giả đã liệt kê rất nhiều sự việc như cho áo, cho cơm, thăng chức, cấp bổng, cho thuyền, cho ngựa, cùng nhau sống chết, cùng nhau vui cười,... khiến cho giọng văn nhiệt tình, truyền cảm, có tác dụng thuyết phục người đọc (người nghe). (Xem và phân tích cụ thể phép liệt kê và hiệu quả của nó trong đoạn văn này).
b) Đoạn văn trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
Đây là đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Đoạn tố cáo này lời lẽ hùng biện, giọng văn đanh thép chính là do người viết đã sử dụng rất thành công phép lặp cú pháp kết hợp phép liệt kê. Những tội ác giả man về chính trị của thực dân Pháp đã được tác giả kể ra dồn dập, liên tiếp, từ những luật pháp dã man đến việc lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu, thi hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược,... Tất cả, không chỉ tố cáo, vạch mặt kẻ thù một cách rõ ràng, đanh thép mà còn truyền tới người đọc (người nghe) lòng căm thù cao độ và sâu sắc của Bác khi Người viết đoạn văn này. Sự kết hợp giữa phép lặp cú pháp và phép liệt kê được thể hiện qua công thức mà Người đã dùng trong đoạn văn:
Chúng - tội ác |
Chúng - tội ác 2
Chúng - tội ác 3, v..v...
III. PHÉP CHÊM XEN
1. Phép chêm xen cũng thường được dùng trong văn hiện đại. Phân tích các câu văn nêu trong SGK ta thấy:
Câu a:
- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu: trạng ngữ cho vị ngữ: “thị hỏi hắn”.
- Dấu câu tách biệt bộ phận đó: đấu ngoặc đơn (...)
- Tác dụng của bộ phận đó: để bổ sung thông tin cho cái khoảnh khắc “Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn” (tức Chí Phèo).
Câu b:
- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu: bổ ngữ cho từ “cô độc” đứng trước nó.
- Dấu câu tách biệt bộ phận đó: dấu phẩy (,).
- Tác dụng của bộ phận đó: giải thích, làm rõ ý nghĩa của từ “cô độc” đối với nhân vật Chí Phèo lúc bấy giờ (trong tương quan với đói rét và ốm đau).
Câu c và d:
Dựa vào cách làm của hai câu a và b trên đây, anh (chị) tự làm hai câu này.
2. Gợi ý:
- Câu đầu tiên trong đoạn thơ văn về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen:
Tháng 10-1954, khi về lại Thủ đô sau chiến thắng giặc Pháp, Tố Hữu - nhà thơ trữ tình chính trị, người đã gắn bó sâu sắc với quê hương cách mạng trong 15 năm tình nghĩa thiết tha mặn nồng - đã viết nên bài thơ Việt Bắc, khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
(Phép chêm xen ở câu văn này (phần giữa hai dấu gạch ngang) có tác dụng thuyết minh rõ cho chủ ngữ trong câu là Tố Hữu).
- Anh (chị) viết tiếp các câu khác có sử dụng phép chêm xen để thành một đoạn văn.