Soạn bài Nghĩa của từ lớp 6 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Nghĩa của từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Để biểu thị nội dung của một sự vật, hiện tượng, hoạt động, … nào đó thì các em cần phải nắm chắc nghĩa của từ. Nghĩa của từ rất quan trọng, nếu như chỉ cần biểu thị sai ý nghĩa của 1 từ thôi có ...
Hướng dẫn các bạn soạn bài Nghĩa của từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Để biểu thị nội dung của một sự vật, hiện tượng, hoạt động, … nào đó thì các em cần phải nắm chắc nghĩa của từ. Nghĩa của từ rất quan trọng, nếu như chỉ cần biểu thị sai ý nghĩa của 1 từ thôi có thể khiến cho cả câu đó trở nên sai nghĩa, vô nghĩa, dẫn đến tình trạng người đọc hiểu sai ý của tác giả. Trong một số bài viết, có nhiều tác phẩm sau khi kết thúc thường có mục ghi chú, chú thích (trong mục này người viết, tác giả sẽ giải thích ý nghĩa của từ để người đọc có thể dễ dàng nhận biết). Và để hiểu rõ hơn về cấu tạo, tính chất cũng như đặc điểm nghĩa của từ, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Nghĩa của từ một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Đọc lại một vài chú thích ở các văn bản đã học. Cho biết cách giải thích nghĩa của từng trường hợp. Trả lời: - Áo giáp: khác với những áo thông thường, đây là áo bảo vệ, được làm bằng những chất liệu đặc biệt, giúp cho người mặc nó chống đỡ được những tác động khi bị tấn công. - Ghẻ lạnh: sự thờ ơ, nhạt nhẽo, tránh xa, cách ly. - Quần thần: tên gọi mà vua gọi chung các ông quan trong triều đình. - Sứ giả: Người tuân lệnh và thực hiện khi vua đưa ra mệnh lệnh. - Khôi ngô: từ dùng để diễn tả khuôn mặt thông minh, sáng láng. Câu 2: Hãy điền các từ học hỏi, học tâp, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp: …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng. …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo. …: tìm tòi, hỏi han để học tập. …: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát). Trả lời: - Học hành - Học lỏm - Học tập - Học hỏi Câu 3: Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống trong các chú thích sau sao cho phù hợp. ...... :ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp. .....: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,... .....: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già. Trả lời: Trung bình / trung gian / trung niên Câu 4: Giải thích các từ sau theo những cách đã biết: giếng rung rinh hèn nhát Trả lời: - Giếng: một cái hố được đào sâu vào trong lòng đất để lấy nước. Ở những vùng nông thôn, làng quê, giếng hầu như có ở mọi nhà. - Rung rinh: một sự chuyển động rung nhẹ nhàng, liên hồi, không tạo ra âm thanh quá to nhưng đủ để người khác nghe. - Hèn nhát: yếu bóng, thấp hèn, không đủ tự tin, dũng cảm để vượt qua. Câu 5: Đọc truyện sau đây và giải nghĩa từ mất của nhân vật Nụ có đúng không. Thế thì không mất Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi: - Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không, cô nhỉ? Cô Chiêu cười bảo: - Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa! Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn: - Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy. Trả lời: Từ “mất” theo ý của nhân vật Nụ trong truyện có cách hiểu chưa đúng, từ “mất” đó có nghĩa là không còn thuộc về của mình nữa. Còn từ “mất” có nghĩa gốc được hiểu là không thấy, không tồn tại, không có. Qua những nội dung và bài tập trên, thì các em đã có thể nắm rõ hơn về cách sử dụng nghĩa của từ một cách chính xác, hợp lý. Trên đây là bài viêt Soạn bài Nghĩa của từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 một cách chi tiết, ngắn gọn. Chúc các em có buổi học tốt. Xem thêm: Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Nghĩa của từ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giảnĐể biểu thị nội dung của một sự vật, hiện tượng, hoạt động, … nào đó thì các em cần phải nắm chắc nghĩa của từ. Nghĩa của từ rất quan trọng, nếu như chỉ cần biểu thị sai ý nghĩa của 1 từ thôi có thể khiến cho cả câu đó trở nên sai nghĩa, vô nghĩa, dẫn đến tình trạng người đọc hiểu sai ý của tác giả. Trong một số bài viết, có nhiều tác phẩm sau khi kết thúc thường có mục ghi chú, chú thích (trong mục này người viết, tác giả sẽ giải thích ý nghĩa của từ để người đọc có thể dễ dàng nhận biết).
Và để hiểu rõ hơn về cấu tạo, tính chất cũng như đặc điểm nghĩa của từ, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Nghĩa của từ một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Đọc lại một vài chú thích ở các văn bản đã học. Cho biết cách giải thích nghĩa của từng trường hợp.
Trả lời:
- Áo giáp: khác với những áo thông thường, đây là áo bảo vệ, được làm bằng những chất liệu đặc biệt, giúp cho người mặc nó chống đỡ được những tác động khi bị tấn công.
- Ghẻ lạnh: sự thờ ơ, nhạt nhẽo, tránh xa, cách ly.
- Quần thần: tên gọi mà vua gọi chung các ông quan trong triều đình.
- Sứ giả: Người tuân lệnh và thực hiện khi vua đưa ra mệnh lệnh.
- Khôi ngô: từ dùng để diễn tả khuôn mặt thông minh, sáng láng.
Câu 2: Hãy điền các từ học hỏi, học tâp, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp:
…: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
…: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
…: tìm tòi, hỏi han để học tập.
…: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).
Trả lời:
- Học hành
- Học lỏm
- Học tập
- Học hỏi
Câu 3: Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống trong các chú thích sau sao cho phù hợp.
...... :ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
.....: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,...
.....: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
Trả lời:
Trung bình / trung gian / trung niên
Câu 4: Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:
- giếng
- rung rinh
- hèn nhát
- Giếng: một cái hố được đào sâu vào trong lòng đất để lấy nước. Ở những vùng nông thôn, làng quê, giếng hầu như có ở mọi nhà.
- Rung rinh: một sự chuyển động rung nhẹ nhàng, liên hồi, không tạo ra âm thanh quá to nhưng đủ để người khác nghe.
- Hèn nhát: yếu bóng, thấp hèn, không đủ tự tin, dũng cảm để vượt qua.
Câu 5: Đọc truyện sau đây và giải nghĩa từ mất của nhân vật Nụ có đúng không.
Thế thì không mất
Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:
- Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không, cô nhỉ?
Cô Chiêu cười bảo:
- Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!
Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:
- Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.
Trả lời:
Từ “mất” theo ý của nhân vật Nụ trong truyện có cách hiểu chưa đúng, từ “mất” đó có nghĩa là không còn thuộc về của mình nữa. Còn từ “mất” có nghĩa gốc được hiểu là không thấy, không tồn tại, không có.
Qua những nội dung và bài tập trên, thì các em đã có thể nắm rõ hơn về cách sử dụng nghĩa của từ một cách chính xác, hợp lý. Trên đây là bài viêt Soạn bài Nghĩa của từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 một cách chi tiết, ngắn gọn. Chúc các em có buổi học tốt.
Xem thêm: