23/04/2018, 22:10

Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm (ngắn gọn) - Thạch Lam

I. Đọc – hiểu văn bản: Câu 1: * Bài tùy bút này nói về một thứ quà của lúa non chính là cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận trong đó phương thức biểu cảm được sử dụng là chủ yếu. * Bài văn có 3 đoạn: ...

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

* Bài tùy bút này nói về một thứ quà của lúa non chính là cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức biểu đạt: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận trong đó phương thức biểu cảm được sử dụng là chủ yếu.

* Bài văn có 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “thuyền rồng”: nguồn gốc của cốm.

- Đoạn 2: Tiếp đến “nhũn nhặn”: giá trị của cốm.

- Đoạn 3: Còn lại: thưởng thức cốm.

Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của Trời” và cho biết:

Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh: hương thơm của lá sen trên hồ. Hương thơm ấy gợi nhớ đến cốm- một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những những bông lúa non – nguyên liệu làm ra cốm. Trong những bông lúa ấy chất chứa cái chất quý trong sạch của Trời.

Những cảm giác, ấn tượng của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn: cảm giác về hương thơm của lá sen, cảm giác về cánh đồng xanh, mùi thơm mát của những bông lúa non, giọt sữa trắng phảng phất.

Câu 3:

*Tác giả đã nhận xét về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta là nó rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, là quà tặng của đồng quê, nó mang hương vị vừa thanh nhã, tinh khiết vừa đậm đà của đồng nội.

*Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy được phân tích trên những phương diện:

- Màu sắc: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.

- Hương vị: một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc .

Câu 4:

“Cốm là thức quà riêng biệt …An Nam”. Em thấy, nhận xét của tác giả rất tinh tế và chính xác. Cốm quả thực là một món quà độc đáo, cốm được làm từ lúa, nó là một lễ phẩm mà trời đất đã ban tặng cho chúng ta. Hương cốm là hương của của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị, thanh khiết.

Câu 5: Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị:

Ăn cốm phải ăn chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ, không ăn vội thì mới cảm hết được hương vị của nó: sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc, mùi thơm phức của cốm và vị ngọt của nó.

Mua cốm phải nhẹ nhàng nâng đỡ không phải thọc tay hay mân mê món quà thần tiên ấy.

Cuối cùng, cốm là một giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được trân trọng, giữ gìn.

Câu 6:

Tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể để chứng minh nhận xét: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Sự tinh tế thể hiện rõ nhất ở đoạn mua cốm và thưởng thức cốm:

- “Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều”.

- Sự thưởng thức cốm là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế : “Ăn cốm phải ăn từng chút ít,…loài thảo mộc”.

=> Ngòi bút Thanh Lam tỏ ra rất tỉ mỉ, chi li và cặn kẽ.

II. LUYỆN TẬP:

Sưu tầm và chép lại 1 số câu thơ, ca dao nói đến cốm:

-Gắng công kén hộ cốm Vòng

Kén hồng Bạch Hạc cho lòng thêm vui

(Ca dao)

 

- …Một gánh cốm đi lủi thủi

Một tối mừng tủi theo sau

  Deo dẻo chân về hàng quạt

         Hàng Cót, Hàng Nón, Hàng Bồ

(Cốm – Đỗ Nam Cao).

 

           - Sáng mát trong như sáng năm xưa

          Gió thổi mùa thu hương cốm mới

     Tôi nhớ những ngày thu đã xa

             Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội.

         (trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi).

Zaidap.com

0