Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự. Yếu tố nghị luận trong bài Lỗi lầm và sự biết ơn thể hiện ở: - Câu trả lời của nhân vật được cứu: "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa ..." - Câu kết: "Vậy mỗi chúng ta hãy học cách ...
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
Yếu tố nghị luận trong bài Lỗi lầm và sự biết ơn thể hiện ở:
- Câu trả lời của nhân vật được cứu: "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa ..."
- Câu kết: "Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá".
Những yếu tố này đã làm cho câu chuyện thêm sâu sắc.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 1: Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
Thứ bảy tuần trước, Lan bị mất chiếc máy mp3, Lan vội vàng nghi Nam lấy cắp nó. Lan nói rằng Nam ngồi gần và trong giờ ra chơi chỉ có Nam trong lớp nên mới có cơ hội lấy cắp nhưng tôi biết Lan nghi Nam lấy chỉ vì gia đình Nam rất khó khăn, bần cùng. Đến tiết Sinh hoạt lớp, Lan lại còn nói với cô Hoài - GVCN lớp tôi. Các bạn trong lớp đều tin rằng điều Lan nói là có cơ sở. Mọi người bàn tán xôn xao. Nam có giải thích nhưng không ai nghe. Tôi bức xúc, thấy ức, thấy giận thay Nam. Tôi biết Nam không bao giờ làm điều đó. Tôi đứng dậy, nói : "Các bạn không chịu nghe Nam nói, không có bằng chứng thì đừng vội đổ tội cho người khác. Nam là người nhút nhát, khép kín chỉ vì các bạn không chịu mở lòng, luôn coi thường Nam vì gia đình bạn ý nghèo, khó khăn, mẹ là lao công, bố là công nhân sao? Lan nghi Nam lấy cắp mp3 à? Thế bạn không nhớ sáng hôm qua đã cho Huy lớp bên mượn à?" Lan bàng hoàng nhớ lại, vẻ mặt ngượng ngùng, cúi mặt không nói một lời. Tôi nói tiếp "Các bạn có biết Nam vẫn thường xuyên giúp đỡ nhưng em bé đường phố học chữ không? Việc nhà, việc học, lại còn việc dạy chữ nữa, ấy thế mà Nam năm nào cũng là học sinh khá. Đó không phải tấm gương hay sao? Chỉ nhìn bề ngoài, hoàn cảnh mà vội đánh giá người khác thì có quá đáng không? Để nhận xét một người, các bạn không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài. Đó chính là điều tôi và các bạn cần học đấy!" Tôi ngồi xống, im lặng. Buổi sinh hoạt trôi qua nặng nề nhưng tôi biết, cả lớp đều đang suy ngẫm.
Câu 2: Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu.
"Đời người không thể không vấp ngã, con thất bại lần này nhưng lần sau có thể con sẽ thành công. Sự cách biệt giữa thất bại và thành công chỉ cách nhau bởi một con sông, giữa con sông có bắc một cây cầu,cây cầu đo mang tên là "sự cố gắng",ai luôn luôn mang cây cầu ấy bên người dù có thất bại thì sau đó họ nhất định sẽ thành công". Những lời dạy bảo này cứ quanh quẩn,khắc sâu vào tâm trí tôi. Hồi tôi còn bé, lúc cái năm tôi học lớp năm, khi cô giáo phát bài kiểm tra môn toán, thật tệ hại! bài kiểm tra của tôi chỉ đạt điểm 5, tôi buồn lắm và từ ngay giờ phút ấy cho đến hết buổi học tôi như một người mất hồn, cứ thơ thẩn mãi. Về đến nhà, người đầu tiên tôi nhìn thấy là người bà kính yêu của tôi. Tôi đã kể lại cho bà nghe về chuyện bài kiểm tra bị điểm 5, bà thấy tôi buồn rồi bà nhẹ nhàng xoa đầu tôi bảo: "con hãy đứng lên ngay chỗ mà con vấp ngã và hãy vững vàng bước tiếp vì tương lai tươi sáng đang dang tay rộng mở chờ con đấy", và rồi bà nói cái câu mà tôi phải khắc sâu trong lòng ấy. Sau khi nghe bà dịu dàng dạy bảo tôi bắt đầu phấn chấn trở lại. Những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc ấy tôi chẳng thể nào quên được và đến bây giờ khi bà đã mất, tôi vẫn nhớ và tự nhủ mình phải cố gắng.
Các bài soạn văn lớp 9 hay