Soạn bài: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)
Xem thêm: Bố cục: - Phần 1 (từ đầu đến "ấn em nó cúi xuống"): Tình bạn thân thiết giữa bốn đứa trẻ qua những câu chuyện chúng chia sẻ cho nhau. - Phần 2 (tiếp theo đến "cấm không được đến nhà tao"): Tình bạn của những đứa trẻ bị ngăn cấm bởi ông của ba đứa ...
Xem thêm:
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "ấn em nó cúi xuống"): Tình bạn thân thiết giữa bốn đứa trẻ qua những câu chuyện chúng chia sẻ cho nhau.
- Phần 2 (tiếp theo đến "cấm không được đến nhà tao"): Tình bạn của những đứa trẻ bị ngăn cấm bởi ông của ba đứa trẻ nhà giàu.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Những câu chuyện và tình bạn giữa những đứa trẻ vẫn tiếp tục bất chấp sự ngăn cản.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Chia bài văn thành ba phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "ấn em nó cúi xuống": Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
- Phần 2: Từ "Trời bắt đầu tối" đến "Cấm không được đến nhà tao": Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
Những chi tiết xuất hiện ở phần một: Ba đứa trẻ hàng xóm, chuyện về những con chim, những câu chuyện cổ tích, chuyện về người bà hiền hậu lại xuất hiện ở phần ba tạo nên sự kết nối chặt chẽ, gây ấn tượng lắng đọng ở người đọc.
Câu 2:
Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm của đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, nhưng hai gia đình lại có địa vị xã hội khác nhau, điều đó tạo ra bức tường ngăn cách mối quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ. Nhìn sang hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết "Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ phân biệt được chúng theo tầm vóc".
Do tình cờ, A-li-ô-sa góp sức cứu đứa trẻ – con của gia đình đại tá rơi xuống giếng nên ba đứa trẻ nhà đại tá rủ A-li-ô-sa sang chơi. Hoàn cảnh sống thiếu tình thương đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa các bạn nhỏ.
Khi mấy đứa trẻ kể về chuyện mẹ chết, "chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con". Hình ảnh đó rất giàu sức gợi.
Câu 3: Phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A – li – ô – sa. Những quan sát và nhận xét tinh tế:
- Trước khi quen thên nhìn sang hàng xóm, A - li - ô - sa chỉ biết: "Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt sáng và giống nhau đến nỗi mình chủ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc.
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghe mà chúng gọi là "Mẹ khác" rồi lặng đi, Gor-ki kể: "Chúng ngồi sát vào nhau giống như chú gà con". Sự so sánh ấy cũng toát lên niềm thông cảm của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi đại tá Ốp-xi-a-ni-cốp bất chợ xuất hiện, quát mắng thì chúng "Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến mình lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn". Rõ ràng chúng bị bố áp chế, lằng lặng vào nhà chẳng dám hé răng. A – li – ô – sa thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn nhỏ biết bao.
Câu 4: Chuyện đời thường và vườn cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gor-ki.
Đoạn trích thể hiện đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện dời thường và truyện cổ tích. Thông qua chi tiết về "dì ghẻ", khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến "mẹ khác", A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích. Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: "ngày trước, trước kia, đã có thời",…
Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện dời thường và truyện cổ tích của Mác-xim Go-rơ-ki đã giúp cho đoạn trích "Những đứa trẻ" nói riêng và tác phẩm "Thời thơ ấu" nói chung trở nên sinh động và hấp dẫn.
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua đoạn trích, học sinh cảm nhận được tình bạn thân thiết nảy sinh giữa Mác-xim Go-rơ-ki hồi còn nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
- Học sinh thấy được nét đặc sắc trong ngòi bút của tác giả: lối kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích.
Các bài soạn văn lớp 9 hay