06/05/2018, 16:25

Soạn bài: Bếp lửa

- Bằng Việt Bố cục: - Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu. - Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa. - Phần 3 (khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm của ...

- Bằng Việt

Bố cục:

   - Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.

   - Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà và hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa.

   - Phần 3 (khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.

   - Phần 4 (khổ thơ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà dù đã khôn lớn, đã rời xa vòng tay chở che của bà.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

a. Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, nói về tình yêu thương tha thiết mà bà đã giành cho cháu trong những ngày gian khổ.

b. Bài thơ có bố cục bốn phần:

- Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.

- Bốn khổ thơ tiếp theo (từ Lên bốn tuổi đến Chứa niềm tin dai dẳng): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Hai khổ thơ tiếp theo (từ Lận đận đời bà đến thiêng liên – bếp lửa): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

- Khổ cuối: Cháu đã trưởng thành, đã đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.

Câu 2:

Trong hồi tưởng của người cháu biết bao kỷ niệm thân thương đã được gợi lại:

- Năm lên bốn tuổi là năm đói kém, nhọc nhằn (1945). Nạn đói năm ấy đã trở thành bóng đen ghê rợn ám ảnh cháu.

- Tám năm ở cùng bà khi che mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu.

- Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Kỷ niệm nào về bà cũng thấm đậm yêu thương.

Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà.

Câu 3:

Hình ảnh bếp lửa có suốt trong những vần thơ của bài thơ . Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần . Vì hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng do hằng ngày bà luôn nhóm lửa nấu vào mỗi sáng . Bà là người đã thắp sáng tình cảm , tình yêu thương khi nhóm bếp lửa lên , tác giả đã dựa vào đó để gửi gắm tình cảm cảm xúc của mình là tình cảm thiêng liêng giữa bà và cháu

Câu 4:

Vì ngọn lửa khái quát cao hơn, tác giả tách lớp nghĩa thực ra. Không phải ngọn lửa để nấu nướng mà đây là ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Nó đem đến hơi ấm và tỏa sáng như bà đang trao tình cảm ấm áp cho người cháu. Câu thơ muốn nói là tình yêu thương to lớn của bà tỏa sáng, ấm áp không thể nào dập tắt được và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Câu 5:

Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà:

"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lức nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?..."

Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà.

Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 146 SGK): Cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.

    Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh mang tính biểu tượng cao và giá trị nghệ thuật sâu sắc. Trước tiên, hình ảnh bếp lửa gắn liền với kí ức tuổi thơ của người cháu. Trong những năm tháng tuổi thơ, từ những ngày tháng "đói mòn đói mỏi", bố đi đánh xe, ở nhà cùng bà hay những ngày "giặc đối làng cháy tàn cháy rụi", xóm giềng cùng giúp đỡ bà "dựng lại túp lều tranh", hình ảnh bếp lửa đều hiện lên, vô cùng quen thuộc, thân thiết. Bếp lửa gợi cho người cháu nhớ về những ngày tháng sống cùng bà, bà như là cha là mẹ, bà dạy dỗ nuôi nấng cháu khôn lớn nên người. Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng ấy còn chính là biểu tượng tình yêu thương. Trước hết đó là tình yêu thương bà dành cho cháu, sau đó, rộng hơn là tình cảm gia đình, tình cảm xóm giềng, đồng bào trong những tháng ngày cuộc sống còn đói khổ. Hình ảnh bếp lửa ấy luôn cháy sáng mãi như tình yêu thương bao la của bà luôn truyền hơi ấm, tình yêu thương cho cuộc đời.

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành trong bài thơ, học sinh cảm nhận được dòng cảm xúc đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, qua đó thấy được lòng kính yêu, trân trọng của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đinh, quê hương, đất nước.

    - Học sinh phân tích được nét đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút của tác giả: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận, sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

Các bài soạn văn lớp 9 hay

0