Soạn bài Liên kết trong văn bản (ngắn gọn)
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: Câu 1. Tính liên kết của văn bản: a. Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu sau thì En-ri-cô chưa hiểu được ý nghĩa của đoạn văn ấy. b. Lí do En-ri-cô chưa hiểu: vì giữa câu văn còn thiếu sự liên kết. c. Muốn cho đoạn văn có thể ...
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
Câu 1. Tính liên kết của văn bản:
a. Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu sau thì En-ri-cô chưa hiểu được ý nghĩa của đoạn văn ấy.
b. Lí do En-ri-cô chưa hiểu: vì giữa câu văn còn thiếu sự liên kết.
c. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì cần phải có tính liên kết.
Câu 2. Phương tiện liên kết trong văn bản:
a. Đoạn văn thiếu thái độ của người bố nên nó khó hiểu.
Sửa lại: Thêm thái độ của người bố vào đoạn văn.
b. Thiếu sự liên kết ở :
Một ngày kia…ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến…kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gố mềm, đôi môi hé mở…mút kẹo.
- Thêm cụm từ “Còn bây giờ” sau “ngủ được”.
- Thay “đứa trẻ” bằng “con”.
=> Các câu văn mới có sự liên kết.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ:
(1) – (4) – (2) – (5) – (3).
Câu 2. Các câu văn dưới đây chưa có tính liên kết.
Vì câu 1 nói về quá khứ, tức là bây giờ mẹ đã mất. Vậy mà, sang các câu còn lại thì người mẹ đó vẫn sống => Tạo sự không hiểu cho người đọc.
Còn câu 2, 3, 4 phải sắp xếp lại theo trình tự 3- 4 – 2.
Câu 3. Điền những từ thích hợp vào chỗ trống:
Điền từ : (1) bà ; (2) bà ; (3) cháu ; (4) Bà ; (5) bà ; (6) cháu ; (7) Thế là
Câu 4.
Hai câu văn khi đặt riêng sẽ rời rạc, không có sự liên kết. Tuy nhiên, khi đặt chúng trong văn cảnh của bài, hay chỉ cần đọc câu tiếp theo "Mẹ sẽ đưa con đến trường,.. ." thì sự liên kết đã trở nên chặt chẽ thống nhất.
5.
Truyện "Cây tre trăm đốt" giúp ta hiểu thêm về vai trò của liên kết : liên kết giúp các câu văn nối kết chặt chẽ, giúp đoạn văn có nghĩa, dễ hiểu hơn
Zaidap.com