Soạn bài Lẽ ghét thương trích truyện lục vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu
Soạn bài Lẽ ghét thương trích truyện lục vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu 1. Tác giả, tác phẩm. – Nguyễn Đình Chiểu( 1882-1888), tự mạnh trạch hiệu phủ ứng trai, ông là một người rất tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù vì vậy ông đã về quê dạy học ở Gia Định. 2. Chủ đề của tác phầm: ...
Soạn bài Lẽ ghét thương trích truyện lục vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu 1. Tác giả, tác phẩm. – Nguyễn Đình Chiểu( 1882-1888), tự mạnh trạch hiệu phủ ứng trai, ông là một người rất tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù vì vậy ông đã về quê dạy học ở Gia Định. 2. Chủ đề của tác phầm: – Tác phẩm đề cập đến cái thiện và cái ác cái chính nghĩa và cái phi nghĩa, đề cao tinh thân nhân nghĩa và khát vọng độc lập dân tộc. 3. Phân tích tác phẩm. ...
1. Tác giả, tác phẩm.
– Nguyễn Đình Chiểu( 1882-1888), tự mạnh trạch hiệu phủ ứng trai, ông là một người rất tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù vì vậy ông đã về quê dạy học ở Gia Định.
2. Chủ đề của tác phầm:
– Tác phẩm đề cập đến cái thiện và cái ác cái chính nghĩa và cái phi nghĩa, đề cao tinh thân nhân nghĩa và khát vọng độc lập dân tộc.
3. Phân tích tác phẩm.
3.1.Ông quán bàn về lẽ ghét thương.
+Những điều ông Quan ghét:
– Ông là một người chính nghĩa luôn biết lo cho dân cho nước mở đầu bài ông đã nêu lên quan điểm ghét thương của mình, ông rất ghét những chuyện vu vơ tầm phào không có lợi ích cho dân cho nước, một người phục vụ cho sự nghiệp của dân tộc luôn lấy tinh thần trọng nghia là chính. Hàng loạt những câu thơ tiếp theo ông đã nói về nổi ghét của mình để cho dân chúng lầm than xa chân lỡ bước, để dân nhọc nhằn, những lời ghét của ông đã bộc lộ một chế độ cai trị thối nát, ăn chơi, vô độ hoang dâm tà, không lo gì tới lợi ích của nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu là một người rất chính trực ông đã nêu rõ quan điểm của mình, phê phán bọn cai trị thối tha, để khiến dân thường phải chịu những đau khổ, những điều mà ông Quán ghét đó là những gì ảnh hưởng tới lợi ích của nhân dân.
+ Những điều ông Quan thương:
Ông thương cho dân chúng lầm than, ông thương những bậc hiền tài luôn phải chịu những lận đận ví dụ như Gia Cát Lượng tài trí nhưng không gặp thời vận, Đào Uyên Minh không chịu luồn cúi quan trên lùi về ở ẩn, Nguyễn Trãi cũng như vậy… toàn những người có đức và có tài những đều gặp những đau thương, ông quan thương cho những nhân vật đó, và chính bản thân ông cũng muốn phụng sự cho đất nước rất nhiều những gặp bất hạnh ông đã bị mù và phải lui về dạy học, những người tài chí phải chịu những bất hạnh chua được đóng góp công sức của mình nhiều cho đất nước đây là một mong ước rất chính đáng của những người chính nghĩa.
3.2. Cách dùng phép đối, phép điệp ở cặp từ ghét- thương trong đoạn thơ.
Tác giả đã rất thành công trong việc nêu ra quan điểm ghét thương của mình mở đầu bài thơ là hàng loạt những lý do mà ông ghét tiếp theo cũng là những câu thơ bộc lộ những niềm xót thương của ông.
Biện pháp đối bằng nhau đã được tác giả sử dụng nếu 10 câu thơ đầu có 8 câu ghét được tác giả sử dụng thì tiếp theo cũng 8 câu thương cũng được tác giả sử dụng, tác giả ghét vì những tên quan làm hại dân chúng để cho dân chúng đau khổ lầm than, tiếp theo tác giả lại thương cho những vị anh hùng thánh nhân có tài năng nhưng lại phải chịu những đau thương bất hạnh, tác giả cũng đau xót cho chính bản thân mình. Hàng loạt những câu thơ được sử dụng với những ý nghĩa rất rõ dàng qua đây chúng ta thấy được tinh thần vì dân vì nước của ông, một vị anh hùng cao cả của dân tộc luôn vì nước vì dân vì sự nghiệp lớn của đất nước, những phép đối lập và cả những cung bậc cảm xúc dối lập nhau được hiện lên thật đậm nét lòng căm thù của tác giả rất lớn và hững xót thương cũng rất dạt dào cảm xúc.
3.3 Ý nghĩa của câu thơ: Vì chưng hay ghét cũng là đau thương.
Con người luôn có những cũng bậc cảm xúc riêng, và những luân lý luân thường đó là nỗi ghét và niềm thương xót, một vị anh hùng có tài đức và có tấm lòng yêu thương dân chúng cao cả do có tấm lòng thương dân nên tác giả đã căm ghét những người hại dân, đó là những điều rất bình thường trong một con người có chí khí và khí phách luôn bảo vệ cho lợi ích của nhân dân.
3.4. Đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng:
Tác giả đã sử dụng hàng loạt những điển tích điển cố nhằm nêu cao tinh thần vì dân vì nước những lời lẽ rất rõ dàng và đầy cảm xúc, những câu thơ nói về nỗi ghét thì mang đầy cảm xúc căm giận, những câu thơ về lẽ thương thì cảm xúc lại dạt dào và đầy cảm xúc.
Tác giả dã rất thành công trong việc sử dụng biện pháp đối trong câu nó làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng mang đầy cảm xúc một con người chính nghĩa không trực tiếp đấu tranh để bảo vệ cho nhân dân nhưng những lời văn của ông có giá trị tố cáo sâu sắc.
Ngôn từ mộc mạc không trau chuốt gần gũi với nhân dân, lời nói và ngôn ngữ trong văn của ông thấm đậm chất dân tộc.