01/06/2017, 11:47

Soạn bài làm thơ bảy chữ

Soạn bài làm thơ bảy chữ I. Chuẩn bị ở nhà 1. Khái niệm và phạm vi luyện tập : Đối với thơ thất ngôn bát cú. a. Vần thơ. Căn cứ vào chữ cuối cùng các câu 1, 2, 4, 6, 8. - Thơ Đường luật thường gieo vần bằng, ít gieo vần trắc. - Cả bài thơ chỉ gieo một vần, gọi là độc vần, và gieo ở cuối các câu 1, ...

Soạn bài làm thơ bảy chữ I. Chuẩn bị ở nhà 1. Khái niệm và phạm vi luyện tập : Đối với thơ thất ngôn bát cú. a. Vần thơ. Căn cứ vào chữ cuối cùng các câu 1, 2, 4, 6, 8. - Thơ Đường luật thường gieo vần bằng, ít gieo vần trắc. - Cả bài thơ chỉ gieo một vần, gọi là độc vần, và gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. - Vần gieo có thể là vần chính hay vần thông. - Bài gieo vần cưỡng ép sẽ mất giá trị nhiều. - Thơ Đường chỉ gieo vần ở cuối câu, không gieo vần ở ...

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập : Đối với thơ thất ngôn bát cú.

a. Vần thơ.

Căn cứ vào chữ cuối cùng các câu 1, 2, 4, 6, 8.

- Thơ Đường luật thường gieo vần bằng, ít gieo vần trắc.

- Cả bài thơ chỉ gieo một vần, gọi là độc vần, và gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

- Vần gieo có thể là vần chính hay vần thông.

- Bài gieo vần cưỡng ép sẽ mất giá trị nhiều.

- Thơ Đường chỉ gieo vần ở cuối câu, không gieo vần ở lưng chừng câu.

b. Đối

- Trong bài thơ theo luật Đường :

+ Hai câu 3, 4 và 5, 6 phải đối nhau từng đôi.

+ Và buộc phải đối thanh, nếu đối ý được thì càng hay.

c. Luật bằng trắc:

- Luật bằng trắc rất nghiêm ngặt:

+ Buộc các chữ 2, 4, 6 trong mojtoj câu thơ phải theo đúng luật.

+ Còn các chữ 1, 3, 5 được miễn theo luật:

Nhất tam ngũ bất luận

Nhị tứ lục phân minh.

Muốn viết bài thơ theo luật nào, ta căn cứ vào chữ thứ hai câu đầu tiên, nếu là bằng thì bài thơ theo luật bằng, ngược lại là luật trắc.

Ở mỗi câu thơ, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 cùng vần, hoặc bằng hay trắc cả, chữ thứ tư đối vần với hai chữ đó.

Tuy có luật bấn luận ở các chữ 1, 3, 5 nhưng có hai trường hợp sau nếu không theo đúng luật bằng trắc chữ đó sẽ khó đọc. 

Chữ thứ ba trong các câu 2 và 5 ở những ài theo luật bằng, vần bằng; chữ thứ 3 trong câu 4 và 8 trong bài theo luật trắc vần bằng, luôn phải là bằng, nếu trắc là khó đọc.

Nếu không theo đúng quy luật bằng trắc như luật gọi là thất luật.

d. Niêm

- Niêm nghĩa là dính, hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi có cùng một thứ tự bằng, trắc như nhau.

- Các cặp sau của bài thơ Đường phải niêm với nhau:

+ Câu 1 với 8

+ Câu 2 với 3

+ Câu 4 với 5

+ Câu 6 với 7

e. Bố cục của bài Đường luật:

- Để gồm có phá đề (câu 1) tức là mở bài và thừa đề (câu 2) dùng để nối câu phá mà vào bài.

- Thực hay trạng (câu 3 và 4): giải thích ý bài.

- Luận (câu 5 và 6): bàn bạc rộng nghĩa đầu bài.

- Kết (câu 7 và 8): tóm ý toàn bài.

f. Tiết tấu trong bài thơ:

- Tức là cách ngắt các chữ cho có nhịp điệu uyển chuyển.

- Thường có ba cách ngắt:

+ Ngắt làm 2, 2, 3 như:

Một duyên / hai nợ / âu đành phận

Năm nắng / mười mưa / dám quản công.

+ Ngắt làm 4, 3 như:

Cơm áo đến rồi / ơn đất nước.

Mày râu giữ vẹn / phận tôi trung.

+ Ngắt 2, 5 như hai câu sau:

Lìa Ngô / bịn rịn chìm mây bạc

Về Hán / trau chia mảnh má hồng.

(Nguyễn Đình Chiểu)

2. Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ :

Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

0