Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - Ngắn gọn nhất
Soạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du. Câu 1: Hai chữ “khóa xuân” cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng. ...
Soạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du. Câu 1: Hai chữ “khóa xuân” cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng.
Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều)
Câu 1:
- Hai chữ “khóa xuân” cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng.
- Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “non xa”, “trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.
- Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín.
Câu 2:
- Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du.
- Tiếp đó Kiều nhớ đến cha mẹ. Nghĩ tới song thân, Kiều thương và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom.
Câu 3: Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
zaidap.com